Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến lây nhiễm phức tạp tại Hà Nội, thực hiện Thông báo số 605/TB-BKHCN ngày 09/3/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về tổ chức đo thân nhiệt tại trụ sở cơ quan, Lãnh đạo Viện Ứng dụng Công nghệ đã chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
Ngày 12/3/2020, tại tầng 1 trụ sở Viện Ứng dụng Công nghệ - 25 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Văn phòng Viện, Đoàn thanh niên Viện đã tích cực chủ động, phối hợp triển khai lắp đặt thiết bị đo thân nhiệt tự động không tiếp xúc giúp cảnh báo, phát hiện sớm, ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19
Hệ thống có thể tự động đo thân nhiệt mà không cần người vận hành với tốc độ đo nhanh và đưa ra cảnh báo màu sắc nếu người đo có nhiệt độ vượt ngưỡng cảnh báo.
Hệ thống sử dụng camera ảnh nhiệt của hãng Flir làm đầu đo, nguyên lý camera ảnh nhiệt là đo nhiệt độ bằng bức xạ hồng ngoại (Infrared thermography). Tia hồng ngoại là sóng ánh sáng bước sóng từ 0,76 µm đến vài mm, tia hồng ngoại được phát hiện bởi một nhà thiên văn học người Anh, Herschel, vào năm 1800 và sau đó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
Camera ảnh nhiệt lắp đặt trong hệ thống cảnh báo phát hiện sớm người nghi nhiễm COVID-19 có độ phân giải 320x 240 pixel cho ra hình ảnh quan sát có chất lượng rõ nét. Dữ liệu hình ảnh phân phối nhiệt độ của camera được phân bố như trong hình dưới đây.
Phân bố ma trận cảm biến trên camera ảnh nhiệt
Dữ liệu hình ảnh nhiệt này được chuyển đến phần mềm trên máy tính PC. Sau đó, dữ liệu được tính toán và được tô màu lên từng pixel dựa trên nhiệt độ điểm ảnh đó.
Việc nghiên cứu và làm chủ những công nghệ mới, hiện đại đưa vào trong ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng là thế mạnh của Viện Ứng dụng Công nghệ trong hơn 35 năm qua. Cùng với việc đầu tư các phòng thí nghiệm, trang thiết bị mới phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ cũng mở ra những hướng ứng dụng, phát triển sản phẩm mới của Viện trong thời gian tới.
Dưới đây là một số hình ảnh lắp đặt, triển khai hệ thống cảnh báo phát hiện sớm người nghi nhiễm COVID-19 tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
Đ/c Lê Minh Tùng- Phó Chánh Văn phòng và đ/c Vũ Văn Liệu - Bí thư Chi Đoàn Viện thử nghiệm hệ thống
Cài đặt phần mềm, thiết lập vùng kiểm tra giám sát
Tiến hành đo thân nhiệt cán bộ ra vào đơn vị
Bằng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Viện Ứng dụng Công nghệ đã thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh như: Hạn chế tập trung nơi đông người, giữ cự ly tối thiểu trên 1m với người tiếp xúc, thường xuyên vệ sinh, khử trùng nơi làm việc,… đặc biệt là kiểm tra giám sát thân nhiệt 100% đối với người ra vào cơ quan là những hoạt động thiết thực của Viện vào việc phòng chống lây nhiễm dịch bệnh cho cộng đồng.
Phun thuốc khử trùng tại cơ sở C6 Thanh Xuân Bắc
Theo most.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.