Ngày 19/5/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu Dự án “Chương trình Sáng tạo Việt”.
Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tối đa 50% đối với hoạt động hoàn thiện công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia; tối đa đến 30% kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu;…
Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh Phú Thọ đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xây dựng Dự thảo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án này, với mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Chiều 17/5/2016, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Chương trình “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” giai đoạn 2013-2015.
Các hướng nghiên cứu cần thể hiện tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, kết hợp chặt chẽ những vấn đề trung hạn và trước mắt. Các kết quả nghiên cứu phải thực sự góp phần vào việc dự báo xu hướng phát triển và cung cấp căn cứ khoa học trong quá trình tiếp tục đổi mới đất nước trong các giai đoạn tiếp theo.
Ngày 18/5/2016, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016.
Ngày 18/5/2016, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam 18/5. Tới dự Lễ kỷ niệm có: Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học và các cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSANTTP) đang là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang phải đối phó với thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Chiều 18/5/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn ở 236 - Hoàng Quốc Việt - Bắc Từ Liêm - Hà Nội, tổ chức hội thảo giới thiệu một số thành tựu hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ, điện tử, tự động hóa.
Thông qua vận hành một lò phản ứng sản xuất mới mang lại sự gia tăng gấp năm lần về khả năng sản xuất oxit graphene và oxit graphene giảm thiểu, Phòng thí nghiệm Graphene 3D Lab (Mỹ) đã sử dụng khả năng mở rộng này để sản xuất bọt oxit graphene và oxit graphene giảm thiểu, là vật liệu siêu nhẹ với mật độ khoảng 20mg/cm3 - nặng hơn không khí khoảng 17 lần.
Anh Nguyễn Hồng Chương (41 tuổi) ở thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã sáng chế thành công máy rửa, phân loại, hong khô nước và đánh bóng trái cà chua. Anh Chương cho biết, trong lần ghé thăm một vựa thu mua cà chua tại trung tâm xã Lạc Lâm, chủ vựa phàn nàn mất quá nhiều công sức, thời gian và tiền của để phân loại, rửa, lau chùi cho trái cà chua bóng trước khi đóng vào thùng xốp xuất đi tiêu thụ.