Chúng ta đã nghe nói về các loại gạo bị biến đổi gen có khả năng chịu hạn và giàu chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát triển thành công một loại mới có các hoạt chất có tác dụng chống tăng huyết áp, mang lại hy vọng cho những người bị huyết áp cao.
Huyết áp cao (còn gọi là tăng huyết áp) là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm rất phổ biến hiện nay và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Bệnh lý này thường được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay còn gọi là thuốc ức chế ACE. Nhóm thuốc này nhắm đến enzyme chuyển đổi angiotensin vốn bản chất là một loại protein có tác dụng gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp trong hệ thống nội tiết tố của bệnh nhân, giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên, từ đó giảm áp lực lên thành mạch. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như gây ho khan dai dẳng, phát ban, đau đầu, thậm chí là suy thận.
Trong khi đó, các peptide ức chế men chuyển tự nhiên (axit amin) có trong một số loại thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa và một số loại thực vật tạo ra ít tác dụng phụ hơn. Theo các nhà khoa học từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, mặc dù quá trình cô lập một lượng lớn các peptide đó từ thực phẩm rất tốn kém thời gian và chi phí.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen để tạo ra một gen gồm 9 peptide ức chế men chuyển và 1 peptide gây giãn mạch liên kết với nhau. Kết quả cho thấy cây lúa đã được biến đổi gen có chứa hàm lượng peptide cao.
Trong thử nghiệm, hai giờ sau khi tiêu thụ cây lúa đã được chỉnh sửa gen, chỉ số huyết áp ở các cá thể chuột bị cao huyết áp giảm đáng kể so với nhóm đối chứng tiêu thụ lúa thông thường.
Các nhà khoa học hy vọng phương pháp mới có thể mang lại hiệu quả với người. Khi đó, một người trưởng thành nặng 68 kg sẽ chỉ cần tiêu thụ không quá nửa muỗng gạo sản xuất từ lúa đã được chỉnh sửa gen mỗi ngày để điều trị và phòng ngừa hiệu quả tăng huyết áp.
Ngoài ra, những con chuột tiêu thụ bột làm từ gạo biến đổi gen (thông qua hình thức tiêm dạ dày) cũng có biểu hiện giảm huyết áp trong thời gian suốt năm tuần. Thậm chí, tình trạng khả quan vẫn được duy trì sau khi quá trình điều trị kết thúc được 1 tuần, và không có tác dụng phụ rõ ràng nào được ghi nhận.
Theo vista.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.