Với trên 13500 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Việt Nam hiện đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 diễn ra sáng ngày 10/10/2023 tại Hà Nội.
Tham dự buổi Lễ còn có Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia và cá nhân có liên quan.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, chủ đề Ngày Tiêu chuẩn thế giới “Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững - Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn”, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong việc cung cấp những công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại buổi Lễ.
Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh, năm 2023, Ngày Tiêu chuẩn hướng tới việc chăm sóc sức khỏe an toàn và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Bên cạnh việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng là quyền của con người và thiết yếu đối với sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn còn cung cấp một khuôn khổ toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị và hệ thống chăm sóc sức khỏe, đảm bảo các thiết bị y tế, dịch vụ và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy có thể tiếp cận được với số lượng lớn dân số toàn cầu.
Tiêu chuẩn cũng cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách hiệu quả và các quy định khuyến khích sự hợp tác nhằm cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe. Khi công nghệ y tế kỹ thuật số phát triển, các tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các hệ thống được an toàn và quyền riêng tư của người bệnh được bảo vệ.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC), Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn.
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm.
Bên cạnh việc ghi nhận và đánh giá cao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Ngày Tiêu chuẩn Thế giới cũng như các thành viên Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong cả nước đã luôn đồng hành cùng với Bộ KH&CN, chung tay xây dựng và hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia với trên 13500 TCVN, đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Tại buổi Lễ, các đại biểu đã được tìm hiểu về tiêu chuẩn thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; tiêu chuẩn hỗ trợ Chính phủ xây dựng chính sách hiệu quả và tin cậy; tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng; chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu chuẩn với đại diện các tổ chức, doanh nghiệp; trao đổi, thảo luận với các đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn…
Theo most.gov.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.