PTO- Đàn gia cầm ở huyện Lâm Thao có khoảng hơn 437 nghìn con. Trên địa bàn huyện có gần 200 hộ nuôi quy mô lớn từ 500 con trở lên. Năm 2012, huyện Lâm Thao đã có ổ dịch ở xã Tứ Xã phải tiêu hủy gần 300 con gia cầm. Đầu năm 2014, Chi cục Thú y đã lấy mẫu trên đàn vịt tại chợ Tứ Xã nhằm giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm, kết quả dương tính với cúm A. Hiện nay, Tam Nông là huyện giáp với Lâm Thao đã có gia cầm chết vì cúm A (H5N1). Vì vậy, mặc dù trên địa bàn hiện chưa xuất hiện dịch nhưng Lâm Thao đã tích cực thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm để giữ vững chăn nuôi - ngành SX quan trọng của nông dân.
|
Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm tại xã Bản Nguyên (Lâm Thao). |
Nhằm chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, Lâm Thao đã khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm phòng vác xin cúm gia cầm và kế hoạch về tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc. Trạm Thú y đã cấp phát hóa chất khử trùng tiêu độc cho 14 xã, thị trấn và cấp vác xin cho 5 xã thuộc diện tiêm phòng (Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Thạch Sơn) và hướng dẫn các xã triển khai tiêm phòng.
Chúng tôi đến xã Bản Nguyên là xã có đàn gia cầm khá lớn với hơn 38 nghìn con. Anh Lê Thanh Nghị- Cán bộ thú y của xã cho biết: “Mặc dù trên địa bàn xã chưa có dịch nhưng xã vẫn tổ chức phun khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi và thành lập 3 dây đến các khu dân cư tiêm phòng vác xin cúm gia cầm. Đàn gia cầm của xã tuy lớn nhưng đa số các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, không tập trung nên anh em đi tiêm phòng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn động viên anh em cố gắng không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn”. Ông Nguyễn Đức Quang người dân ở khu 2 nói với chúng tôi: “Trong những ngày này, nghe đài, báo và cán bộ thú y tuyên truyền, gia đình tôi đã rắc vôi bột, phun khử trùng tiêu độc và tiêm vác xin đầy đủ để bảo vệ đàn gia cầm nhà mình”.
Để chủ động phòng chống lây lan dịch bệnh từ vùng có dịch vào địa bàn huyện, Lâm Thao thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; duy trì công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ. Trong những ngày này, đài truyền thanh từ huyện đến xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, phân tích các giải pháp phòng ngừa tránh gây hoang mang cho người dân. Huyện đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cách ly gia cầm ốm; khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương và trạm thú y; đồng thời yêu cầu các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện cam kết “5 không” (không giấu dịch; không mua gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh; không bán chạy gia cầm mắc bệnh; không vận chuyển gia cầm bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia cầm bừa bãi ra môi trường). Huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là cúm gia cầm để có biện pháp đối phó kịp thời.
|
PTO- Đàn gia cầm ở huyện Lâm Thao có khoảng hơn 437 nghìn con. Trên địa bàn huyện có gần 200 hộ nuôi quy mô lớn từ 500 con trở lên. Năm 2012, huyện Lâm Thao đã có ổ dịch ở xã Tứ Xã phải tiêu hủy gần 300 con gia cầm. Đầu năm 2014, Chi cục Thú y đã lấy mẫu trên đàn vịt tại chợ Tứ Xã nhằm giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm, kết quả dương tính với cúm A. Hiện nay, Tam Nông là huyện giáp với Lâm Thao đã có gia cầm chết vì cúm A (H5N1). Vì vậy, mặc dù trên địa bàn hiện chưa xuất hiện dịch nhưng Lâm Thao đã tích cực thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm để giữ vững chăn nuôi - ngành SX quan trọng của nông dân.
|
Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm tại xã Bản Nguyên (Lâm Thao). |
Nhằm chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, Lâm Thao đã khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm phòng vác xin cúm gia cầm và kế hoạch về tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc. Trạm Thú y đã cấp phát hóa chất khử trùng tiêu độc cho 14 xã, thị trấn và cấp vác xin cho 5 xã thuộc diện tiêm phòng (Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Thạch Sơn) và hướng dẫn các xã triển khai tiêm phòng.
Chúng tôi đến xã Bản Nguyên là xã có đàn gia cầm khá lớn với hơn 38 nghìn con. Anh Lê Thanh Nghị- Cán bộ thú y của xã cho biết: “Mặc dù trên địa bàn xã chưa có dịch nhưng xã vẫn tổ chức phun khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi và thành lập 3 dây đến các khu dân cư tiêm phòng vác xin cúm gia cầm. Đàn gia cầm của xã tuy lớn nhưng đa số các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, không tập trung nên anh em đi tiêm phòng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn động viên anh em cố gắng không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn”. Ông Nguyễn Đức Quang người dân ở khu 2 nói với chúng tôi: “Trong những ngày này, nghe đài, báo và cán bộ thú y tuyên truyền, gia đình tôi đã rắc vôi bột, phun khử trùng tiêu độc và tiêm vác xin đầy đủ để bảo vệ đàn gia cầm nhà mình”.
Để chủ động phòng chống lây lan dịch bệnh từ vùng có dịch vào địa bàn huyện, Lâm Thao thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; duy trì công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ. Trong những ngày này, đài truyền thanh từ huyện đến xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, phân tích các giải pháp phòng ngừa tránh gây hoang mang cho người dân. Huyện đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cách ly gia cầm ốm; khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương và trạm thú y; đồng thời yêu cầu các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện cam kết “5 không” (không giấu dịch; không mua gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh; không bán chạy gia cầm mắc bệnh; không vận chuyển gia cầm bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia cầm bừa bãi ra môi trường). Huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là cúm gia cầm để có biện pháp đối phó kịp thời.
|
Thí sinh muốn dự thi vào các trường công an nhân dân (CAND) cần đáp ứng những tiêu chuẩn theo quy định của ngành. Quy định này trong kỳ tuyển sinh 2014 cụ thể như sau: Không quá 20 tuổi.
Quy định về đối tượng, độ tuổi của thí sinh dự thi vào các trường khối Công an nhân dân như sau:
Đối với cán bộ, chiến sỹ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự thi).
Đối với học sinh THPT không quá 20 tuổi, học sinh người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).
Công dân phục vụ có thời hạn trong CAND có thời gian phục vụ từ đủ 18 tháng trở lên (tính đến tháng dự thi), không quy định độ tuổi.
Công dân hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân được dự thi thêm một lần trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ, không quy định độ tuổi.
Đạt học lực trung bình trở lên
Một điểm mới trong quy định về trình độ văn hóa của thí sinh sơ tuyển năm nay là đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, trong các năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực trung bình trở lên (theo kết luận tại học bạ).
Các năm trước, quy định điều kiện sơ tuyển điểm tổng kết các năm THPT các môn thuộc khối thi phải đạt từ 6.0 trở lên, các môn còn lại cũng phải đạt điểm tổng kết 5.0 trở lên.
Bên cạnh đó, trong những năm họcTHPT đạt yêu cầu hạnh kiểm từ loại khá trở lên; tiêu chuẩn chính trị đảm bảo theo quy định hiện hành của Bộ Công an đối với việc tuyển người vào lực lượng CAND.
Đối với công dân đang phục vụ có thời hạn trong CAND hoặc đã hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng:
+ Nam: Chiều cao từ 1,64 - 1,80m, cân nặng từ 48 - 75 kg.
+ Nữ: Chiều cao từ 1,58 - 1,75m, cân nặng từ 45 - 60 kg.
Đối với học sinh thuộc vùng Khu vực 1 (KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng.
Thị lực tối thiểu 2 mắt phải đạt 10/20
Tiêu chuẩn về thị lực: Các đối tượng bị cận thị có tổng thị lực tối thiểu 2 mắt đạt từ 10/20 trở lên được đăng ký dự thi vào các trường CAND nhưng phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về khả năng có thể chữa trị và phải cam kết chữa trị khi sơ tuyển vào các trường CAND.
Trường hợp trúng tuyển, có giấy báo nhập học của các trường CAND phải chữa trị mắt đảm bảo tiêu chuẩn về thị lực theo quy định khi nhập học.
Không hạn chế số lượng sơ tuyển nữ
Việc tuyển học sinh nữ vào các trường CAND được thực hiện theo chỉ tiêu riêng với tỷ lệ từ 10 đến 15% tổng chỉ tiêu ở từng trường theo từng ngành học; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển, ĐKDT đại học, đăng ký xét tuyển cao đẳng, trung cấp.
Thí sinh không trúng tuyển vào các trường đại học CAND được đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định của Bộ GD&ĐT.