Theo đánh giá của Liên hợp quốc, trong Thế kỷ 20 dân số Thế giới tăng lên 3 lần trong khi tài nguyên nước được khai thác tăng 7 lần. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, dân số Thế giới được dự báo là 8 tỷ người năm 2020 và 10 tỷ người vào năm 2050. Như vậy, nhu cầu về nước sẽ tăng 650% trong vòng 30 năm tới và đến năm 2025 sẽ có trên 3,5 tỷ người trên hành tinh sống trong điều kiện khan hiếm nước. Nước ta có tài nguyên nước ở mức trung bình của Thế giới với lượng nước phát sinh trên lãnh thổ bình quân đầu người khoảng trên 4.000 m3/năm, nhưng với tốc độ tăng dân số, khai thác nguồn nước như hiện nay, lượng nước bình quân đầu người dự báo giảm 18 - 20% sau mỗi thập kỷ. Do vậy nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước nói chung, nước cho sản xuất nông nghiệp nói riêng là vấn đề cần được nâng cao.
![]() |
Xây dựng hệ thống thủy lợi Nam Việt Trì. |
Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu đến nay, cả nước đã đầu tư xây dựng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, hàng chục ngàn hệ thống thủy lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng trên 60.000 tỷ đồng đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1,4 triệu ha đất tự nhiên, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn. Hiện nay diện tích lúa được tưới cả năm khoảng trên 7 triệu ha, chiếm 85% diện tích lúa cả nước. Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả với lượng nước sử dụng khoảng trên 60 tỷ m3/năm.
Tuy đã đầu tư xây dựng, lập hệ thống quản lý, khai thác ngày càng hiệu quả nguồn nước, đóng vai trò to lớn làm cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh song ngành nước nói chung, lĩnh vực thủy lợi nói riêng đang đứng trước những thách thức như: sự thiếu hụt về nước và hạn hán ngày càng tăng; lũ lụt, ngập úng các vùng đất và khu dân cư phức tạp; nhiều nơi thiếu khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, nước uống và các thiết bị vệ sinh cho cộng đồng; suy thoái môi trường trong các lưu vực nhỏ và vùng hạ lưu châu thổ, sự gia tăng ô nhiễm các nguồn nước lan rộng; sự thiếu hụt tài chính trong phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng về nước; hiểu biết cần thiết giá trị của nước với kinh tế - xã hội chưa đều; thể chế, năng lực quản lý nhà nước và nhận thức của cộng đồng về công tác thủy lợi hạn chế. Để đảm bảo phát triển bền vững nguồn nước, đối với công tác thủy lợi cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu.
Nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thủy lợi hiện có. Theo đánh giá, khảo sát các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp mới khai thác được 60 - 65% năng lực thiết kế. Cá biệt có công trình mới khai thác được trên 30% năng lực, việc nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thêm 20% sẽ tạo ra một tiềm năng mới với công suất tưới khoảng 600.000 ha. Để nâng cao hiệu quả cần tập trung đảm bảo các công trình đầu mối an toàn, hoạt động đủ công suất thiết kế. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương. Bảo đảm đủ độ cao mực nước trên các cấp kênh, tăng diện tích được tưới tự chảy rút ngắn thời gian tưới nước. Tổ chức tốt công tác quản lý và phân phối nước trên toàn hệ thống thủy lợi, nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa đơn vị dịch vụ nước với những người dùng nước, xây dựng quy trình vận hành hệ thống đến tổ chức điều hành và kiểm tra giám sát, nghiệm thu kết quả phục vụ. Từng bước đưa hệ thống điều hành hiện đại để nâng cao chất lượng quản lý và phân phối nước trên hệ thống thủy lợi. Nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thủy lợi hiện có phục vụ đa mục tiêu.
Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thủy lợi. Tập trung đầu tư công trình tạo nguồn nước, hệ thống tưới và công nghệ phù hợp cho những vùng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, gắn đầu tư xây dựng công trình với kiểm soát chất lượng nước, xử lý nước thải, tiêu thoát nước đảm bảo môi trường nước bền vững.
Củng cố các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi theo hướng xã hội hóa, gắn đầu tư cho phát triển thủy lợi với tỷ lệ quản lý khai thác như đại tu sửa chữa nâng cấp công trình chống xuống cấp và đảm bảo an toàn, kiên cố hóa kênh mương, trang thiết bị, phương tiện quản lý vận hành cho công trình tương xứng với đầu tư xây dựng công trình, đưa tiến bộ khoa học công nghệ, tin học vào quản lý để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý khai thác và vận hành.
Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai lũ lụt. Theo đó hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, dân sinh phải hướng vào các biện pháp tổng hợp đa mục tiêu như quản lý lưu vực sông và vùng trọng điểm thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý nước và công trình thủy lợi trên mọi lĩnh vực từ việc nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sách, tăng cường năng lực đến đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên nước và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước và công trình thủy lợi quốc gia, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Mặt khác, nước cũng có thể gây những tai họa khủng khiếp cho dân sinh, kinh tế và môi trường. Việc khai thác xây dựng và quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi để phát huy những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước, vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đề cao tinh thần tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả trong Nhân dân là ý kiến của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I năm 2025 của Ban chỉ đạo 389.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh.
Liên kết trang
0
2
0