Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc yêu cầu thực hiện kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đến tuổi nghỉ hưu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Ngày 24/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Tại Điều 9 của Nghị định đã quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, nhiệm vụ, thủ tục, trình tự xem xét việc kéo dài và chính sách đối với giảng viên được kéo dài thời gian làm việc.
Cụ thể, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có các điều kiện: Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Trong thời gian kéo dài làm việc, người được kéo dài làm việc nêu trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định. Giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên.
Để đảm bảo nghiêm túc việc thực hiện Nghị định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học thực hiện kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sỹ đến tuổi nghỉ hưu theo đúng các nội dung quy định.
Thẩm quyền ra quyết định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sỹ đến tuổi nghỉ hưu thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin phản hồi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để giải quyết.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.