Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 24/05/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ


Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp giúp nông nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn hữu cơ ở HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngân Hà, xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ.

Khẳng định hiệu quả nông nghiệp hữu cơ

HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngân Hà xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ là một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích canh tác hữu cơ khoảng 5,2ha, trung bình mỗi năm doanh thu của nông sản hữu cơ đạt trên 1,2 tỷ đồng. Ông Lê Trung Thành- Giám đốc HTX chia sẻ: "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình kỹ thuật khắt khe và chi phí đầu tư ban đầu lớn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì vậy, các hộ tham gia mô hình đều được tập huấn về quy trình sản xuất; sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nguồn nước, đặc biệt là chi phí xây dựng nhà màng, nhà lưới phòng sâu bọ... Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tiêu thụ thuận lợi, được giá hơn so với nông sản thông thường. Bình quân, trồng rau, củ, quả hữu cơ chúng tôi thu về khoảng 200-215 triệu đồng/ha/năm".

Thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND, ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, ngành Nông nghiệp đã triển khai thực hiện phát triển một số mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn theo các phương thức canh tác hữu cơ từ truyền thống đến áp dụng quy trình canh tác hữu cơ tiên tiến như: Hình thức sản xuất do người dân tự đầu tư sản xuất và tiêu thụ tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập... chủ yếu là nông nghiệp quảng canh trồng cây bản địa, cây ăn quả, rau phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình; trồng rau sắng, quýt tại huyện Tân Sơn; trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng sử dụng phân bón hữu cơ tự chế từ đậu tương, xương cá, phụ phẩm nông nghiệp; mô hình liên kết sản xuất lúa nếp Gà gáy theo hướng hữu cơ tại xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập; mô hình trồng quế hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...

Ngoài xây dựng các mô hình, một số cơ sở sản xuất hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-2:2017 như: Trang trại sản xuất cây ăn quả hữu cơ Toàn Việt tại xã Tiên Kiên; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ rau (các loại rau ăn lá) hữu cơ tại HTX Thực phẩm xanh, xã Vĩnh Lại (huyện Lâm Thao); mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ rau (dưa và các loại rau, củ) hữu cơ tại HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngân Hà, xã Thanh Minh; mô hình canh tác chè hữu cơ tại Công ty TNHH Thế hệ mới chè CoZy, xã Phú Hộ (thị xã Phú Thọ)...

Những mô hình trên đã đạt được những kết quả tốt, thu nhập của người sản xuất được nâng lên; việc sử dụng chất hóa học như phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất giảm đến mức tối đa; môi trường nông thôn, đồng ruộng được bảo vệ...

Trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ của HTX Thực phẩm xanh xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay của tỉnh có khoảng 194.200ha, chiếm 83,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Phú Thọ là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng các chủng loại cây trồng, vật nuôi, có vị trí địa lý, hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi, tạo tiền đề kết nối với các địa phương khác trong cả nước và với quốc tế, mở ra triển vọng hình thành trung tâm logistics có chức năng thu hút, lan tỏa hàng hóa, dịch vụ cho các tỉnh lân cận, trong đó có các hàng hóa nông, lâm sản. Tuy nhiên, tổng diện tích sản xuất được cấp chứng nhận hữu cơ mới chỉ đạt 24ha/108.000ha tổng diện tích trồng trọt hàng năm.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay khó khăn lớn nhất đối với người sản xuất là chi phí đầu tư ban đầu và hiểu biết thực sự về nông nghiệp hữu cơ. Phần lớn người sản xuất và tiêu dùng vẫn cho rằng nông sản hữu cơ là sản xuất theo hướng tự nhiên, không dùng đến chất hóa học. Thực tế theo các tiêu chuẩn, quy trình của sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất phức tạp, từ việc sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh được làm từ nguyên liệu sinh học, phụ phẩm nông nghiệp đến việc xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới, bao bọc quả từ lúc còn non để hạn chế sâu bệnh gây hại, phân tích chất lượng đất để bổ sung vi sinh, sử dụng nguồn nước sạch trong tưới cây... đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn...

Do đó, ngành Nông nghiệp đặt ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất trồng trọt theo hướng hữu cơ trên toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 500ha với các cây trồng chủ lực: Bưởi, rau, chè... Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi theo hướng hữu cơ khoảng 40.000 động vật với các sản phẩm: Lợn thịt, bò thịt, gà thịt, mật ong... Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ 110ha. Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt trên 90%...

Đồng chí Trần Tú Anh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng vùng, đối tượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh để xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, tạo lập được thị trường trong nước, quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến các tiêu chuẩn, lợi ích, xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ để người dân biết và có tư duy, lộ trình chuyển đổi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Giới thiệu rộng rãi để nhân rộng mô hình đã thành công, xây dựng các mô hình mới tại các vùng có khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ giúp người dân nắm bắt được kinh nghiệm thực tế, triển khai có hiệu quả...

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 2377



BÀI VIẾT KHÁC
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải

Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.

Ngày 17/12/2024
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng

Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ngày 05/12/2024
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.

Ngày 05/12/2024
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0