Thúc đẩy bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả
Ngày 10/6/2016, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Liên minh Phần mềm BSA đã tổng kết chương trình “Tháng hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập”.
Đây là hoạt động chuyên đề về sở hữu trí tuệ (SHTT) do Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ/ngành là thành viên của Chương trình phối hợp hành động về phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn II, từ năm 2012-2015 (Chương trình 168). Đây là năm thứ 2 chương trình được triển khai liên tiếp và đã mang lại những tác động tích cực tới công cuộc bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam.
Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ KH&CN là đầu mối, phối hợp với BSA Liên minh phần mềm, triển khai các hoạt động của “Tháng hưởng ứng ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập” gắn giữa tuyên truyền, giáo dục và hoạt động thực thi nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của quyền SHTT đối với phát triển của xã hội; đẩy mạnh việc xác lập, khai thác, phát triển và thực thi quyền SHTT; bảo đảm quyền SHTT thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung; Tạo ra nhận thức trong toàn xã hội để thực hiện các cam kết quốc tế về SHTT, đặc biệt là các cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”.
Trong tháng tuyên truyền, hàng loạt các hoạt động đã được triển khai, trong đó, "Tọa đàm doanh nghiệp" do Bộ KH&CN phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan thực thi quyền SHTT tổ chức; đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp, các đại diện chủ thể quyền, các tổ chức quốc tế. Đây là tọa đàm đầu tiên phản ánh một cách chi tiết mọi cam kết về SHTT của Việt Nam trong TPP, để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội cũng như có kế hoạch chuẩn bị để tuân thủ đúng những cam kết này.
"Tọa đàm doanh nghiệp" do Bộ KH&CN phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan thực thi quyền SHTT tổ chức; đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp
Đặc biệt, Hội nghị tổng kết Chương trình 168 giai đoạn II (2012-2015) do Bộ KH&CN phối hợp với 8 bộ,ngành tổ chức vào ngày 28/4/2016, đã tiếp tục khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết quốc tế về SHTT khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Chương trình 168 với sự phối hợp chặt chẽ của 9 bộ,ngành chắc chắn sẽ góp phần đẩy mạnh các hoạt động thực thi quyền SHTT trong thời gian tới.
Chỉ tính riêng tại Thanh tra Bộ KH&CN, trong 6 tháng đầu của năm 2016, đã tiếp nhận 40đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo đề nghị của chủ thể quyền và các hồ sơ do cơ quan Công an chuyển đến; đã tiến hành thanh tra đối với 25 tổ chức, cá nhân có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN, xử phạt với số tiền là 855,6 triệu đồng. Các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp bị xử lý rất đa dạng như: Sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh… Các sản phẩm xâm phạm bị xử lý là các sản phẩm thời trang, lương thực, thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thép xây dựng, thiết bị điện, điện tử...
Riêng trong lĩnh vực bản quyền phần mềm, đợt thanh tra đầu tiên sau “Tháng hưởng ứng ngày SHTT Thế giới vì mục tiêu hội nhập” đã được thực hiện ở các doanh nghiệp tại địa bàn phía Nam, gồm Công ty TNHH Tỷ Hùng, Công ty TNHH Dược Phẩm AAA (có trụ sở tại TP.HCM), Công ty TNHH May Mặc Alliance One (có trụ sở tại Bến Tre). Đoàn thanh gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (BVHTTDL) phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) đã kiểm tra 247 máy tính, phát hiện hơn 500 phần mềm không phép. Theo ước tính của chủ sở hữu, phần mềm vi phạm mà 3 doanh nghiệp này sử dụng có giá trị khoảng 3 tỷ đồng.
Cùng với nhiều hoạt động tuyên truyền quan trọng đã diễn ra, các hoạt động thực thi quyền SHTT được đẩy mạnh trên toàn quốc. “Tháng hưởng ứng ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập” kỳ vọng sẽ tạo đà để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhiệm vụ bảo hộ và thực thi quyền SHTT, là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Với vai trò là Ban thường trực Chương trình 168, ông Trần Minh Dũng cho biết: “Tiếp theo tháng tuyên truyền, trong thời gian tới các hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên toàn quốc trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, phần mềm máy tính… để đat được mục tiêu bảo hộ hiệu quả quyền SHTT của Việt Nam, giữ vững các cam kết quốc tế về SHTT”.
Là đơn vị hỗ trợ Bộ KH&CN tổ chức chương trình này trong 2 năm liên tiếp, ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình tuân thủ, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA | Liên minh Phần mềm chia sẻ: “Chúng tôi thực sự đánh giá rất cao nỗ lực rất lớn của Bộ KH&CN và các thành viên Chương trình 168, đặc biệt là Bộ VHTT&DL trong nỗ lực thực thi hiệu quả quyền SHTT tại Việt Nam. Các chương trình tuyên truyền lớn như thế này đã thực sự chứng minh được tính hiệu quả rất lớn thông qua con số giảm 3% tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam, từ 81% năm 2015 còn 78% vào năm 2016, theo Khảo sát Phần mềm Toàn cầu mới công bố của BSA | Liên minh Phần mềm vào ngày 25/5/2016. Giảm 3 điểm là một con số lớn và ấn tượng. Tôi tin tưởng rằng, những chương trình tuyên truyền toàn diện, song song với việc đẩy mạnh các hoạt động thực thi, sự phối hợp hành động chặt chẽ của 9 cơ quan thực thi trong Chương trình 168 sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra trong công cuộc bảo hộ quyền SHTT, tuân thủ các cam kết quốc tế”.
Trong nhiều năm qua, Bộ KH&CN, với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình 168 đã có nhiều hoạt động hợp tác tích cực với các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT. Trong đó, “Tháng hưởng ứng Ngày SHTT Thế giới vì mục tiêu hội nhập” được Bộ KH&CN phối hợp với BSA | Liên minh Phần mềm tổ chức bước sang năm thứ 2. Hoạt động này được các tổ chức, cộng đồng trong và ngoài nước đánh giá cao về tính hiệu quả đối với mục tiêu bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.