Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2015.
![]() |
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) là 277.055 biên chế.
Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2015 là 276.055, trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 112.266 biên chế.
Cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 162.704 biên chế; các cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế. Bên cạnh đó, có 1000 biên chế công chức dự phòng.
Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài năm 2014 là 281.714 biên chế. Như vậy, tổng biên chế năm 2015 giảm so với năm 2014 là 4.659 biên chế.
Cũng theo Quyết định, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2015 không thay đổi so với năm 2014, gồm 686 biên chế.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng số biên chế công chức năm 2015. Đồng thời, giao biên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước trong tổng biên chế năm 2015 như quy định trên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong số biên chế công chức được giao khi thành lập tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới; giữ nguyên số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, ngành, địa phương mình.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
3 mạch nguồn Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ hòa chung một dòng chảy, tạo nên một vùng đất đầy tiềm năng, khu vực kinh tế năng động, giàu triển vọng hàng đầu khu vực phía Bắc. Cùng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong xúc tiến đầu tư của Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ mới mở ra những cơ hội vàng cho nhà đầu tư, nhất là các dự án công nghệ cao (CNC) đến xây tổ và cất cánh bay xa.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
baophutho.vnSáng 29/6, 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ mới và 148 xã, phường mới.
baophutho.vnNgày 25/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã gặp mặt, chia tay các đồng chí chuyển công tác và thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Liên kết trang
0
2
0