Ngày 11/02/2019, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm, làm việc, dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Đồng Giao.
Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng: đồng chí Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đồng chí Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương…, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao, thăm ruộng sản xuất của nông trường Đồng Giao, cắt băng xuất những chuyến hàng nông sản đầu tiên đi nước ngoài trong năm mới Kỷ Hợi 2019.
Thủ tướng dự lễ cắt băng xuất những chuyến hàng nông sản đầu tiên đi nước ngoài trong năm mới Kỷ Hợi 2019 (Ảnh: Quang Hiếu)
Tại nhà máy chế biển nông sản Đồng Giao và ruộng sản xuất của nông trường Đồng Giao (thành phố Tam Điệp), Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần sản xuất của cán bộ, công nhân viên công ty trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới âm lịch 2019.
Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao được thành lập năm 1955, tiền thân là Nông trường quân đội, do các Chiến sỹ Điện Biên và Cán bộ miền Nam tập kết về xây dựng. 15 năm trước đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa. Cùng với sự biến động, phát triển của đất nước, kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng đạt được nhiều thành tựu.
Công ty không những đã tập trung sản xuất nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả diện tích đã được giao tại Ninh Bình, Gia Lai mà còn chủ động liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại 13 tỉnh, tạo công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, châu Âu. Doanh thu bán hàng năm 2018 là 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD.
Bên cạnh đó, Công ty cũng áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm an toàn, năng suất, chất lượng cao. Tại tỉnh Ninh Bình, Công ty có diện tích 500 ha tưới tiêu tự động theo công nghệ cảm biến độ ẩm của Israel, tại Gia Lai, Công ty cũng đầu tư hệ thống tưới tiêu chủ động trên diện tích 2.000 ha. Ngoài ra, Công ty cũng liên kết trồng và tiêu thụ nông sản tại nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, giúp giải quyết đầu ra cho nông sản, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động tham gia chuỗi liên kết.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Công ty Đồng Giao đã áp dụng tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ vào trồng trọt và chế biến thực phẩm. Công ty đã liên kết rất rộng rãi với các tỉnh thành trong cả nước từ Tây Nguyên đến Đồng bằng Bắc Bộ để phát triển nông nghiệp, tích tụ đất đai góp phần nâng cao sản xuất. Cùng với đó là đa dạng các thị trường, mở rộng đến các thị trường khó tính.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ảnh: Quang Hiếu)
Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Công ty Đồng Giao phải áp dụng mạnh mẽ, một là, công nghệ cảm biến, hai là robot tự động hóa, máy bay không người lái, thứ ba là dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, thứ tư là công nghệ in 3D, thứ năm là ITC, internet vạn vật.
Cho rằng kết quả của ngành nông nghiệp thời gian qua mới chỉ là khởi đầu, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan Trung ương và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước cần tập trung lãnh đạo chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng dựa vào khoa học và công nghệ, đa dạng sản phẩm, đi sâu vào chế biến, không chỉ đảm bảo tiêu dùng cho gần 100 triệu dân Việt Nam được sử dụng thực phẩm tốt nhất mà còn có một thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng.
Nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn các đơn vị trong cả nước bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 ngay từ đầu năm./.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.