Ngày 5 - 6, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có buổi làm việc với Công ty CP Giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam và thăm mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Cao Xá huyện Lâm Thao. Làm việc cùng Thứ trưởng có đồng chí Hoàng Dân Mạc – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Khoa học Công nghệ, Văn phòng Tỉnh uỷ.
Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Lê Quốc Doanh cùng Bí thư Tỉnh uỷ Hoàng Dân Mạc và lãnh đạo Bộ, tỉnh Phú Thọ thăm mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa Japonica J02 chất lượng cao tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao |
Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao có tổng diện tích 60 ha, trồng giống lúa thuần chất lượng cao Japonica J02 - giống lúa có khả năng chịu rét tốt, sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh khá, chịu thâm canh, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao ( trung bình 65 – 70 tạ/ha), chất lượng gạo ngon do Công ty CP Giống vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp, huyện Lâm Thao và hơn 800 hộ nông dân của xã Cao Xá tổ chức thực hiện. Qua tính toán thực tế cho thấy, việc sản xuất giống lúa chất lượng cao Japonica J02 đem lại doanh thu trên 70 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận thu được trên 29 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 13- 16 triệu đồng so với việc sản xuất các giống lúa thông thường).
Kiểm tra thực tế sản xuất tại mô hình, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp &PTNT Lê Quốc Doanh và Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc đánh giá cao vai trò, đóng góp và thành công của Công ty CP Giống vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam đối với sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là trong việc sản xuất thành công giống lúa Japonica J02 trên đồng ruộng. Các đồng chí khẳng định: Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn với giống lúa chất lượng cao J02 có ý nghĩa quan trọng giúp người nông dân có thêm thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ KHKT, phương thức canh tác, đầu tư trong sản xuất lúa, tạo vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Để việc sản xuất lúa bền vững, hướng tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Công ty CP Giống vật tư nông nghiệp Công nghệ cao chủ động phối hợp với các bộ ngành trung ương và cơ quan chức năng của tỉnh hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu; tiếp tục khảo nghiệm, đưa vào cơ cấu cây trồng những giống lúa nhiều tiềm năng, triển vọng như Japonica J02; chú trọng việc nghiên cứu, sản xuất, cung ứng lúa giống để chủ động sản xuất lúa giống, khắc phục tình trạng phụ thuộc vào các loại giống lúa lai từ Trung Quốc; đảm bảo nguồn giống tốt, không để thoái hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giống, chất lượng gạo thương phẩm...
Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT, lãnh đạo tỉnh cũng đã nghe và cho ý kiến cụ thể về hoạt động khoa học công nghệ, chiến lược phát triển và những kiến nghị, đề xuất của Công ty CP giống vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc mong muốn Bộ Nông nghiệp &PTNT tiếp tục quan tâm để Công ty nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung sớm trở thành trung tâm nghiên cứu và là vùng sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp công nghệ cao của khu vực miền núi phía Bắc.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.