Đó là nội dung trọng tâm của buổi trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt với GS. Ngô Bảo Châu - Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Bộ trưởng và GS. Ngô Bảo Châu cũng đã chia sẻ các ý kiến để KH&CN đóng góp hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và GS. Ngô Bảo Châu tại trụ sở Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và GS. Ngô Bảo Châu đã có những trao đổi về các chính sách nhằm thu hút nhân tài quốc tế, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ Việt Nam xuất sắc, được đào tạo bài bản tại các quốc gia phát triển. Bộ trưởng mong muốn có thêm thông tin nhằm điều chỉnh chính sách, tạo cơ hội cho nhà khoa học Việt Nam có sự tương tác, hợp tác chặt chẽ, thường xuyên với các nhà khoa học xuất sắc quốc tế.
Cũng tại buổi trao đổi, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững, như: Thúc đẩy các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản lớn, dài hạn theo các định hướng mũi nhọn phục vụ phát triển bền vững đất nước; Gắn kết chặt chẽ các hoạt động KH&CN với giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và GS. Ngô Bảo Châu cũng thảo luận về việc hoàn thiện cơ chế, mô hình của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia theo hướng phù hợp thông lệ và chuẩn mực quốc tế để hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ góp phần đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước.
Sau buổi trao đổi, GS. Ngô Bảo Châu đã giới thiệu với Bộ trưởng về Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cũng như các hoạt động của Viện.
Theo most.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.