Thích ứng linh hoạt, tích cực triển khai hiệu quả lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong giai đoạn tới
Trong năm 2025, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TCĐLCLQG) sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức; phát huy và tận dụng các ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ các tổ chức nước ngoài cho hoạt động TCĐLCL của Việt Nam...
Ngày 25/12/2024 tại Hà Nội, Ủy ban TCĐLCLQG tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Toàn cảnh Hội nghị.
Hoàn thiện pháp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững hoạt động TCĐLCL
Báo cáo về kết quả công tác năm 2024 của Ủy ban TCĐLCLQG, Quyền Chánh Văn phòng Ủy ban TCĐLCLQG Lê Đăng Huyền cho biết, năm 2024, Ủy ban đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ; thống nhất và từng bước đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành; tăng cường kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL...
Đặc biệt, Ủy ban đã chủ động rà soát, tham mưu xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP; Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal và các văn bản có liên quan đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và các cam kết quốc tế; Đề án Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030, tạo cơ sở pháp lý để định hướng, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hỗ trợ chuyển đổi số, sản xuất xanh, net-zero, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn và các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của Chính phủ...
Bên cạnh đó, về công tác đo lường, tập trung nghiên cứu sản xuất mẫu chuẩn, chất chuẩn trong hoạt động đo lường và thử nghiệm; bước đầu thí điểm áp dụng cấp giấy chứng nhận điện tử và gắn mã QR trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; quản lý đo lường đối với thiết bị đo điện năng sạc pin xe điện đáp ứng nhu cầu chuyển đổi xanh; chính thức vận hành Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ doanh nghiệp...
Năm 2024, Ủy ban cũng đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ Halal và mở rộng hoạt động hợp tác với các nước Hồi giáo để thúc đẩy phát triển xuất khẩu sản phẩm Halal, du lịch Halal; thành lập Trung tâm Chứng nhận HALCERT để chứng nhận các sản phẩm Halal; đẩy mạnh các hoạt động kiểm kê khí nhà kính, trung hòa carbon; triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đưa kiến thức năng suất, chất lượng vào nhiều chương trình đào tạo chính thức cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật của nhiều trường đại học trên địa bàn cả nước…
Công tác hợp tác quốc tế được triển khai tích cực, chủ động và toàn diện trong khuôn khổ ASEAN, APO, ISO, IEC, OIML...; thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa của Việt Nam theo Hiệp định TBT/WTO; triển khai tốt các cam kết về TBT trong các FTAs mà Việt Nam là một bên ký kết; tăng cường phối hợp và tận dụng hiệu quả hỗ trợ của các đối tác song phương. Qua đó, hoạt động TCĐLCL ngày càng phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước lĩnh vực TCĐLCL và giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tăng cường hội nhập quốc tế.
Quyền Chánh Văn phòng Ủy ban TCĐLCLQG Lê Đăng Huyền báo cáo tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCLQG Hà Minh Hiệp cho biết, về phương hướng nhiệm vụ năm 2025, Ủy ban sẽ tập trung: Hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Triển khai có hiệu quả Kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành về thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư về đẩy mạng công tác TCĐLCLQG đến năm 2030 và những năm tiếp theo; Tiếp tục rà soát hệ thống VBQPPL về lĩnh vực TCĐLCL để xây dựng, sửa đổi bổ sung, đơn giản hóa nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về TCĐLCL phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; Tiếp tục thực hiện tốt công tác chuyên môn về quản lý nhà nước lĩnh vực TCĐLCL; Triển khai sơ kết, đánh giá thực hiện các chương trình, đề án do Thủ tướng Chính phủ giao như: Đề án 100, Đề án 996, Chương trình 1322, Quyết định số 36/QĐ-TTg; Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam với các tổ chức; Phát huy và tận dụng các ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ các tổ chức nước ngoài cho hoạt động TCĐLCL của Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và ngày một tiệm cận với các nước phát triển trên thế giới; Tiếp tục triển khai có hiệu quả 06 chương trình, kế hoạch thực hiện Tầm nhìn STAMEQ về hợp tác để phát triển toàn diện Ủy ban; Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức KH&CN trực thuộc Ủy ban thực hiện phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính...
Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCLQG Hà Minh Hiệp phát biểu tại Hội nghị.
Nâng cao chất lượng, thúc đẩy sự đổi mới trong công tác TCĐLCL
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị thuộc Ủy ban đã tham luận về: Hoạt động năm 2024 của Tổ Halal và một số định hướng hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng TCVN; Hoạt động của Tổ công tác khí nhà kính về trung hòa cacborn; công tác hợp tác phát triển giữa các đơn vị sự nghiệp; Hoạt động Tổ công tác triển khai thực hành quy định tốt (GRP) và triển khai GRP trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Triển khai hoạt động 5S; Triển khai phong trào học tập ngoại ngữ. Các đại biểu cũng tập trung trao đổi, thảo luận về định hướng phát triển phù hợp của Ủy ban trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định nhấn mạnh, năm 2024 là năm đặc biệt khi Tổng cục TCĐLCL được kiện toàn về tổ chức và hoạt động, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực TCĐLCLQG.
Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ủy ban TCĐLCLQG trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024; qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành KH&CN, thúc đẩy mạnh mẽ hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL.
Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với thách thức và cơ hội đan xen, Thứ trưởng Lê Xuân Định mong muốn Ủy ban sẽ phát huy tối đa kết quả đã đạt được, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tăng cường ứng dụng KH&CN trong công tác TCĐLCL. Đặc biệt, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, đảm bảo hoàn thành xuất sắc các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao phó như: Nhanh chóng hoàn thiện và thực hiện hiệu quả kế hoạch triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo; Hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá tại kỳ họp thứ 9; Chủ động triển khai hoạt động chuyển đổi số theo Quyết định số 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các hoạt động như GRP, chứng nhận Halal, khí nhà kính...; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các tổ chức quốc tế, khu vực mà Ủy ban đại diện Việt Nam tham gia với tư cách thành viên...
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng, Ủy ban sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025; đồng thời khẳng định, Bộ KH&CN sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Ủy ban hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Ngày 20/12/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 40 năm thành lập (25/12/1984 - 25/12/2024). Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Duy Anh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở; các đồng chí trong Ban lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; Các đồng chí nguyên cán bộ Chi cục qua các thời kỳ và tập thể cán bộ Chi cục
Tối 18/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp. Trong số 133 doanh nghiệp có 52 giải Vàng, số còn lại nhận giải Chất lượng.
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia vừa có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về xây dựng kế hoạch hoạt động TCĐLCL năm 2025.
Năng suất và chất lượng sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường
Tại Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.