Thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
PhuthoPortal - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 15/2/2025, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đoàn ĐBQH các tỉnh Phú Thọ, An Giang, Quảng Ngãi cùng tham gia thảo luận.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ
Theo các đại biểu, việc ban hành nghị quyết để khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 01-TB/BCĐTW ngày 22/1/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và một số kết luận có liên quan. Sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.
Thảo luận về một số cơ chế, chính sách trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các ý kiến cơ bản đồng thuận với các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đang được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Về việc thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, quy định này có thể phát sinh rủi ro, xung đột lợi ích trong triển khai thực hiện và thiếu cơ chế kiểm soát tài sản công. Về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các đại biểu đề nghị làm rõ cơ quan nào quyết định cho tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho Nhà nước.
Về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đề nghị tiếp tục làm rõ quy định này thuộc thẩm quyền của Chính phủ hay của Quốc hội, đồng thời nghiên cứu, bổ sung các đánh giá về tính hiệu quả của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy định trong dự thảo Nghị quyết...
Liên quan đến một số cơ chế, chính sách trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia, một số ý kiến thống nhất với các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên cần làm rõ một số vấn đề về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhanh hạ tầng mạng 5G; có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh.
Về thí điểm thử nghiệm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, các đại biểu đề nghị cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả bảo đảm quốc phòng, an ninh để cho phép thí điểm, triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp không bị giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỉ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...
Các đại biểu cho rằng về lâu dài, cần tiếp tục sửa đổi các luật, trước mắt là Luật Khoa học và Công nghệ và các luật có liên quan để tiến bộ, đồng bộ và phải rất sát với thực tiễn.
Khổng Thủy
Chiều ngày 18/02/2025, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Giải phóng mạnh mẽ hơn nữa quỹ khoa học và công nghệ (KH&CN) của doanh nghiệp; bảo đảm đầu ra của các nghiên cứu KH&CN; nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học... Đó là một số vấn đề trọng tâm, điểm nghẽn lớn trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) KH&CN thời gian qua được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bàn luận, đề xuất giải pháp để tháo gỡ vướng mắc thời gian tới.
Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.
Như đã thành thông lệ, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền, ngày 03/02, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại trụ sở Bộ. Đây không chỉ là dịp sum họp, gắn kết tập thể mà còn là cơ hội để cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong năm qua, đồng thời chúc nhau những điều may mắn, thuận lợi cho chặng đường phía trước.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, điểm yếu về công nghệ của Việt Nam là phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, vì vậy cần tự cường, tự chủ, phát triển công nghệ lõi.
PhuthoPortal - Ngày 13/1/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới hơn 15.000 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 978.500 đại biểu tham dự. Tại tỉnh Phú Thọ, hội nghị được kết nối từ điểm cầu cấp tỉnh đến 17 điểm cầu cấp huyện, đảng bộ trực thuộc, 213 điểm cầu cấp xã và đơn vị với gần 11.000 cán bộ, đảng viên tham dự.