![]() |
Mô hình trồng nấm của Tổ hợp tác Duy Hưng, khu 5, xã Đoan Hạ được nhiều lao động nông thôn huyện Thanh Thủy học tập kinh nghiệm để nhân rộng. |
- Từ năm 2011 đến nay, huyện Thanh Thủy đã mở được 70 lớp đào tạo các nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, thu hút gần 2.300 lượt lao động tham gia. Nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề đã vận dụng những kiến thức được trang bị vào phát triển kinh tế gia đình và vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay tại địa phương. Các mô hình trang trại nhỏ quy mô hộ gia đình được hình thành ngay trên những thửa đất cho năng suất sản lượng nông nghiệp thấp đã được người lao động mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi, trồng trọt những cây, con giống cho năng suất và sản lượng cao như mô hình nuôi cá lồng, nuôi thỏ, nuôi chim, nuôi vịt giời, trồng nấm… cho thu nhập từ 15-30 triệu đồng/tháng/hộ.
Nhận thức được vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhưng sau khi được học nghề, những lao động đó có vận dụng được kiến thức đã được đào tạo để tạo việc làm có thu nhập hay không lại càng quan trọng hơn. Chính vì thế nên trước khi tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn và xác định tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng phát triển những nghề trọng điểm trên địa bàn bằng việc chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đăng ký, mở nghề, thực hiện dạy nghề với các nhóm nghề du lịch, nghiệp vụ lễ tân và dịch vụ nhà hàng; may công nghiệp, hàn điện, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp; tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật nuôi cá, nuôi thỏ…, đáp ứng nhu cầu của người lao động địa phương và thị trường cần. Với các lớp may công nghiệp, ngay sau khi được đào tạo, người lao động đã được ký hợp đồng làm việc tại xưởng may của gia đình anh chị Thái Lệ (xã Đoan Hạ) với thu nhập đạt từ 2,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/ người/ tháng, một số lao động lại được nhận vào làm việc tại Công ty may TNHH MTV Sơn Hà. Học viên lớp “Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh” cung cấp trực tiếp cho làng có nghề cây cảnh xã Đào Xá…
Để có được những kết quả trên, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH huyện phối hợp với các Trung tâm và cơ sở dạy nghề thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, gắn kết trách nhiệm giữa địa phương với các cơ sở dạy nghề để triển khai thực hiện tốt các bước trong quy trình tuyển sinh, đào tạo nghề, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Do đó, công tác tuyển sinh mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn đạt kết quả, đủ số lượng, đúng đối tượng theo quy định. Huyện thường xuyên tổ chức những đợt tuyên truyền tới các xã, thị trấn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh các xã, thị trấn; tư vấn trực tiếp đến người lao động; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động để người lao động thấy rõ được những lợi ích trong việc tham gia học nghề góp phần nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước giảm nghèo trong cộng đồng dân cư. Trong năm nay, huyện Thanh Thủy phối hợp với Trung tâm dạy nghề sông Đà tổ chức thành công 2 hội thảo lớn với chủ đề “Khởi sự doanh nghiệp và vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn” và “Du lịch đảo Ngọc và cơ hội việc làm cho lao động nông thôn” đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng tham gia và ủng hộ.
Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững của huyện, ông Nguyễn Văn Vấn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Do đối tượng đào tạo nghề là những lao động nông thôn nên họ phụ thuộc vào mùa vụ do đó thời điểm duy trì kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường xuyên phải thay đổi gây khó khăn trong công tác đào tạo. Một nguyên nhân là trên địa bàn huyện số lượng doanh nghiệp ít dẫn đến đầu ra cho lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn. Chính bởi những khó khăn trên nên huyện tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi đối tượng người dân, tích cực đăng ký tham gia các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn để bổ sung những kiến thức hữu ích cho người lao động để họ có thể tự vận dụng thực hành ngay tại gia đình và địa phương. Song song với công tác tuyên truyền, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với việc làm và thu nhập; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất, kinh doanh để giúp người lao động có việc làm và thu nhập.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đề cao tinh thần tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả trong Nhân dân là ý kiến của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I năm 2025 của Ban chỉ đạo 389.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh.
Liên kết trang
0
2
0