Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 thành lập Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa".
Website của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa.
Theo đó, Ban chỉ đạo Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” gồm 16 thành viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban và 3 Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh; Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong.
Các Ủy viên Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tư pháp; Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ban chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5/2017 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa".
Ban chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, đôn đốc hoạt động triển khai thực hiện Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" trên phạm vi toàn quốc, các ngành, các lĩnh vực, theo khu vực và vùng miền.
Đồng thời, nghiên cứu, đề ra chủ trương, giải pháp huy động các nguồn lực, tập hợp lực lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa; chỉ đạo việc tổ chức các cuộc thi, các đợt phát động, các hoạt động vinh danh cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động này thành phong trào toàn dân.
Cùng với đó, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vài trò của Hệ tri thức Việt số hóa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, lĩnh vực trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Các thành viên Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
Mục tiêu của Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" là xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa, việt hóa, số hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực, trước hết là hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như pháp luật, y tế, kỹ thuật sản xuất,…; Tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi người dân, doanh nghiệp tham gia, với vai trò vừa khai thác vừa đóng góp để làm giàu các tài nguyên tri thức số hóa của Việt Nam… Để đẩy mạnh triển khai Hệ tri thức Việt số hóa, ngày 29/01/2018, Chính phủ đã có văn bản về việc đóng góp dữ liệu vào Hệ tri thức Việt số hóa. Theo đó, các bộ, cơ quan chủ động phối hợp với Bộ KH&CN đóng góp các thông tin, dữ liệu công khai đối với các hoạt động chuyên ngành vào Hệ tri thức Việt số hóa. Bộ KH&CN chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa; chịu trách nhiệm chủ trì, điều phối chung; tổng hợp, theo dõi và đánh giá mức độ phát triển của Hệ tri thức Việt số hóa; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền. |
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Phú Thọ đã có thêm 1.878 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 32% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế đạt 10,09% và thuộc nhóm cao nhất cả nước. Những con số ấn tượng này sẽ là nền tảng tạo nên sức bật cho nền kinh tế trong không gian phát triển mới sau sáp nhập đồng thời cũng là minh chứng cụ thể cho tinh thần “hành động quyết liệt” nhằm ....
baophutho.vn.Ngày 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
Liên kết trang
0
2
0