Ngày 5/6/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cùng dự.
Quang cảnh họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cơ bản để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN. Đây là bước đột phá, thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN; phát huy vai trò của các tổ chức KH&CN công lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Cùng với đó, Luật Khoa học và Công nghệ 2013 cũng đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai nhiệm vụ KH&CN theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật Khoa học và Công nghệ 2013 đã cho thấy một số nội dung quy định chưa phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn như chưa có đủ cơ chế thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; vấn đề thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong doanh nghiệp chưa được quan tâm thoả đáng;… Vì vậy, việc xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) là cần thiết và sẽ có tác động một cách tích cực, hiệu lực, hiệu quả tới các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ theo cách tiếp cận toàn diện của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; đồng thời thúc đẩy cả ba chức năng tạo ra tri thức, ứng dụng trí thức và truyền bá tri thức mạnh mẽ hơn trong đời sống xã hội và đóng góp cho nhân loại.
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động KH&CN, có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sự phát triển KH&CN của đất nước nhưng khó đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN và hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung các quy định ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp này để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KH&CN.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đa số các sản phẩm KH&CN hiện nay mới chỉ là các sản phẩm dạng “thô”, chưa có khả năng áp dụng/khai thác/sử dụng ngay trong thực tiễn; đồng thời các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao… vẫn còn chồng chéo, chưa phù hợp; chưa tạo ra sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Do đó, theo đồng chí, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, xác định rõ quyền của từng chủ thể đối với kết quả/sản phẩm KH&CN khi thương mại hóa trong trường hợp có sự tham gia hay đầu tư tài chính của nhiều chủ thể vào quá trình tạo ra sản phẩm; trong đó cần phân biệt giữa nhiệm vụ nghiên cứu theo đặt hàng và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp, ngân sách trung ương hay địa phương để có cơ chế, cách thức phân chia quyền thụ hưởng cho phù hợp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đánh giá hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng như Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tránh chồng lấn trong phạm vi áp dụng và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, quy định các cơ chế ưu đãi đối với hoạt động khoa học công nghệ, khoa học xã hội; đồng thời tách công tác đổi mới sáng tạo thành một chính sách riêng; từ đó xây dựng cơ chế đặc thù để hỗ trợ, thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Ngoài ra, cơ quan chủ trì cũng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc trong việc sử dụng kinh phí dành cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng như trong việc quản lý hoạt động của các quỹ KH&CN.
Theo vista.gov.vn
PhuthoPortal - Ngày 13/1/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới hơn 15.000 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 978.500 đại biểu tham dự. Tại tỉnh Phú Thọ, hội nghị được kết nối từ điểm cầu cấp tỉnh đến 17 điểm cầu cấp huyện, đảng bộ trực thuộc, 213 điểm cầu cấp xã và đơn vị với gần 11.000 cán bộ, đảng viên tham dự.
Ngày 09/01/2025, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia với 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa KH,CN&ĐMST và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.
Ngành Khoa học và Công nghệ tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm, từ hoàn thiện khung pháp lý đến phát triển nhân lực, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (NQ 57) được nhà khoa học kỳ vọng tạo luồng gió mới thúc đẩy sức sáng tạo trong cộng đồng nghiên cứu.
Các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở giáo dục đại học đăng ký là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động R&D sẽ được xác định rõ ràng, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.