Ngày 15/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Tập huấn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu tuyến tỉnh/huyện, thành phố. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Nguyễn Thanh Long chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Bộ Y tế cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố ra mắt hệ thống khai báo sức khoẻ du lịch (Vietnam Health Declaration) triển khai dành cho các sân bay/cửa khẩu và 100% cơ sở lưu trú/nhà hàng trên toàn quốc, liên quan đến dịch COVID-19 và tiếp tục hướng dẫn sử dụng ứng dụng Khai báo y tế toàn dân (NCOVI) phục vụ công tác theo dõi và phòng, chống dịch.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị
Qua các ứng dụng này, người dân được tiếp cận thông tin về dịch bệnh nhanh chóng, biết được khu vực nào có dịch, khu vực nào an toàn và xác định được bản thân có nguy cơ lây nhiễm hay không. Đồng thời, người dân được hướng dẫn cách phòng tránh dịch, cập nhật thống kê và thông tin dịch bệnh liên tục, được hỗ trợ y tế kịp thời khi gặp các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Những dữ liệu thu thập được qua việc kê khai của người dân từ ứng dụng này sẽ giúp quản lý được thông tin di chuyển của các đối tượng trong diện cần theo dõi như đối tượng đã nhiễm, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, hoặc đối tượng về từ vùng dịch…, giúp chính quyền và cơ quan y tế ra được quyết định nhanh chóng về những trường hợp bị cách ly, trường hợp nghi lây nhiễm, đồng thời có thể khuyến cáo, hướng dẫn người dân phòng tránh dịch COVID – 19 hiệu quả.
Những thông tin trên ứng dụng sẽ được bảo mật và quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng, chỉ được sử dụng vào mục đích hỗ trợ cộng đồng phòng, chống dịch COVID -19.
Theo đó, đối với ứng dụng NCOVI người dùng có thể khai báo y tế cho bản thân và những người thân trong gia đình cũng như cập nhật thông tin sức khỏe cá nhân và người thân hàng ngày. Ngoài ra còn chức năng theo dõi sức khỏe cho phép người dùng cập nhật nhanh các triệu chứng khả nghi, tạo lịch theo dõi sức khỏe, dễ dàng quan sát và nắm bắt các khuyến cáo từ cơ quan y tế.
Đối với Ứng dụng khai báo sức khỏe du lịch (Vietnam Health Declaration), các thông tin từ ứng dụng này sẽ hỗ trợ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trong việc chủ động nắm được lịch trình của hành khách trong nước và quốc tế khi du lịch tại Việt Nam; cho phép du khách quốc tế/ người Việt Nam thực hiện cập nhật khai báo thông tin y tế để cung cấp cho cơ quan chức năng giúp các cơ quan chức năng kiểm soát, hỗ trợ được tình trạng sức khỏe của du khách, cũng như các hoạt động du lịch trong thời điểm dịch COVID -19 đang bùng phát.
Ứng dụng được áp dụng trong phạm vi toàn quốc bao gồm toàn bộ các địa điểm nhập cảnh (sân bay, cửa khẩu); địa điểm ăn uống (nhà hàng, khách sạn, quán ăn,…); địa điểm lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ); hãng vận tải hành khách đang hoạt động trên cả nước.
Để sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể truy cập địa chỉ https://tokhaiyte.vn để khai báo trực tuyến hoặc tải ứng dụng “Vietnam Health Declaration” cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động và tiến hành khai báo.
Theo most.gov.vn
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.