PTO- Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với những giải pháp đồng bộ của tỉnh trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cùng sự nỗ lực bứt phá vươn lên của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) nói riêng tiếp tục duy trì ổn định, từng bước phát triển.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 KCN và trên 20 CCN đã được quy hoạch với diện tích trên 4.000ha. Ban quản lý các KCN tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý các KCN và 2 CCN là Đồng Lạng và Bạch Hạc. Tổng giá trị thực hiện đầu tư trong các KCN, CCN thuộc quyền quản lý của Ban quản lý các KCN 6 tháng đầu năm đạt trên 2.680 tỷ đồng. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định và tiếp tục mở rộng đầu tư, góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, CCN ước đạt gần 7.390 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015; doanh thu ước đạt trên 8.160 tỷ đồng, tăng 19%. Hiện nay hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại các KCN, CCN có nhiều khởi sắc, tạo ra giá trị hàng hóa và xuất khẩu lớn, cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng cao. Nửa đầu năm 2016, các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 450 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu ước đạt trên 316 triệu USD. Các KCN, CCN hiện đang thu hút và giải quyết việc làm cho 28.800 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 70%, bao gồm cả lao động do doanh nghiệp tự đào tạo.
Công ty cổ phần gạch men Tasa tại KCN Thụy Vân chuyên sản xuất gạch ốp lát hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho trên 500 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. |
Chính quyền địa phương, các ngành chức năng và nhà đầu tư hạ tầng các KCN, CCN luôn nỗ lực nâng cao năng lực, thu hút đầu tư, lấp đầy diện tích đất theo quy hoạch. Để thu hút các doanh nghiệp, hiện nay tỉnh có nhiều chính sách, tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính về đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư theo hướng rút ngắn tối đa thời gian; tập trung tháo gỡ khó khăn, phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Nhờ đó, nhiều dự án tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, là đòn bẩy tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. Các doanh nghiệp từng bước khẳng định được vai trò trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Việc phát triển các KCN, CCN đã làm thay đổi quy mô công nghiệp của tỉnh so với nhiều năm trước. Với nhiều dự án mới đi vào hoạt động trong các KCN, CCN đã làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất, tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
Tại huyện Yên Lập hiện có 2 CCN là Lương Sơn và thị trấn Yên Lập. Đối với huyện miền núi, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn chưa cao, hai CCN được được hình thành ở Yên Lập có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, khai thác hiệu quả tiềm năng về nguyên liệu, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hai CCN nói trên giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động, dự kiến khi lấp đầy diện tích sẽ giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động. CCN thị trấn Yên Lập được khởi công xây dựng trong quý I-2016, hiện đã có 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Trung tâm phát triển CCN và công trình công cộng huyện Yên Lập cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm của công tác thu hút đầu tư, trong đó Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi mặt, từ thực hiện thủ tục đầu tư đến sản xuất, kinh doanh, giải quyết khó khăn trong triển khai đầu tư, kinh doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Quan trọng hơn đó là phải bám sát lợi thế của địa phương, chọn lọc dự án có chất lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, ưu tiên các ngành nghề mà tỉnh đang thu hút. Đẩy mạnh đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào CCN một cách đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp”.
Thời gian tới, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và sự tích cực tháo gỡ khó khăn của các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong KCN, CCN cần nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất kinh doanh, khắc phục những hạn chế về nợ thuế, kê khai thuế chưa đầy đủ; làm thêm giờ vượt quá quy định… để có thể phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Phú Thọ đã có thêm 1.878 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 32% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế đạt 10,09% và thuộc nhóm cao nhất cả nước. Những con số ấn tượng này sẽ là nền tảng tạo nên sức bật cho nền kinh tế trong không gian phát triển mới sau sáp nhập đồng thời cũng là minh chứng cụ thể cho tinh thần “hành động quyết liệt” nhằm ....
baophutho.vn.Ngày 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
Liên kết trang
0
2
0