Theo báo cáo của Sở Công thương, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 511,16 triệu USD, đạt 78,64% so với kế hoạch năm, tăng 15,93% so với cùng kỳ. Các mặt hàng dệt may vẫn thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị xuất khẩu chiếm 57,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp theo là sản phẩm nhựa plastic chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu... Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu vào thị trường Mỹ, EU, AESAN, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đạt mức tăng trưởng khá như: Chè chế biến các loại, sản phẩm dệt may, sản phẩm nhựa plastic, giày thể thao, sản phẩm gỗ... Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Mỹ ổn định chiếm 46,5% so với tổng kim ngạch; thị trường ASEAN chiếm 12% tổng giá trị kim ngạch; tiếp theo là thị trường EU chiếm 20% tổng giá trị kim ngạch; Nhật chiếm 8% tổng giá trị kim ngạch.
Sản phẩm của Công ty CMC xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực như: Philippin,
Mianma, Đài Loan... góp phần làm tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
Trong 9 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ổn định và đang có xu hướng vượt kế hoạch đề ra, trước hết là nhờ chủ trương đổi mới trong kinh tế của Đảng, cụ thể là các chính sách, cơ chế và giải pháp hợp lý của các cấp, các ngành đã tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, kích thích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất xuất khẩu. Một trong những yếu tố quan trọng tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của tỉnh đó là trong bối cảnh cả nước tập trung nỗ lực thực hiện các nhóm giải pháp chống suy giảm kinh tế, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động xây dựng các chính sách, cơ chế và giải pháp hợp lý đã tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, kích thích các thành phần kinh tế, tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Tỉnh cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, cụ thể như: Chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vốn, mặt bằng, nhân lực... tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu. Một nguyên nhân chủ quan rất quan trọng là sự cố gắng của doanh nghiệp, trong điều kiện khó khăn về vốn, thị trường, công nghệ, các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, mạnh dạn đầu tư, tìm hiểu thị trường, hoàn thiện cơ sở sản xuất, từng bước nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu.
Theo đánh giá của ngành Công thương, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới đang ở trong tình trạng suy thoái thì thời gian qua các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã không tránh khỏi những khó khăn như: Tăng giá thành sản phẩm do các khoản chi phí đầu vào như tăng giá điện, tăng lương và các khoản đóng góp theo quy định mà giá bán hàng thì không tăng mà có xu hướng giảm. Các ngành xuất khẩu chủ lực là dệt may, giày dép chủ yếu là gia công do vậy trị giá gia tăng thấp, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu khác được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu của địa phương, tuy vẫn giữ mức xuất khẩu ổn định nhưng quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, sản phẩm đơn điệu do đó kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và địa phương trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh đã bước đầu giúp các doanh nghiệp kịp thời đối phó với các tình huống khó khăn của sự suy giảm kinh tế thế giới, các mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Để hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 650 triệu USD trong năm 2014, thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của tất cả các cấp các ngành, các doanh nghiệp; tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, bám sát thị trường, tiếp tục ký hợp đồng mới để tăng kim ngạch xuất khẩu; tranh thủ nguồn lực đẩy mạnh sản xuất tạo nguồn nguyên liệu trong nước thay thế và thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu; đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại và các phương tiện thông tin đại chúng…
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ