Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 22/09/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Tài liệu tuyên truyền Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020


  I. 10 SỰ KIỆN VÀ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ, NHIỆM KỲ 2010 - 2015

1. Tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị đã về thăm và làm việc tại tỉnh. Đây là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân trong tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.

2. Năm 2011, 2012, tỉnh Phú Thọ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận "Hát xoan Phú Thọ" là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự khẳng định và tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá của thời đại Hùng Vương. Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã, đang tiếp tục nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị của 2 di sản văn hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

3. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,87%; quy mô của nền kinh tế (theo giá hiện hành) đạt 40.400 tỷ đồng (là một trong những tỉnh đứng đầu trong các tỉnh vùng Tây Bắc), tăng 84%; thu nhập  bình quân đầu người (tính theo GRDP) đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4%, so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 884 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2010, chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu các tỉnh vùng Tây Bắc. Thu ngân sách Nhà nước năm 2015 ước đạt 4.200 tỷ đồng.

4. Trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công nhưng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt vẫn đạt kết quả quan trọng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng, tăng 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Thành phố Việt Trì được công nhận là đô thị loại I (về trước kế hoạch 3 năm); Thị xã Phú Thọ được công nhận là đô thị loại III; Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện vệ tinh của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, thực hiện chức năng bệnh viện vùng; hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 cây cầu lớn, cùng gần 1000 km đường giao thông; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp Thụy Vân; thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Phú Hà, Cẩm Khê, Trung Hà, Phù Ninh và một số cụm công nghiệp. Các công trình được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

5. Kết cấu hạ tầng du lịch được tăng cường; hạ tầng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Khu Du lịch đảo Ngọc Xanh, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương... được xây dựng và từng bước hoàn thiện đưa vào khai thác. Việc phát triển du lịch văn hoá tâm linh gắn với 02 di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế và các giá trị lịch sử, văn hoá vùng Đất Tổ, tạo điều kiện xây dựng Việt Trì trở thành "Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam".

6. Giáo dục - Đào tạo, dạy nghề tiếp tục phát triển, tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi đỗ Đại học, Cao đẳng hằng năm đạt mức cao, đặc biệt Phú Thọ có 03 học sinh đạt huy chương tại các kỳ thi Olympic Quốc tế. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được chú trọng (là tỉnh huy động ủng hộ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài cao nhất cả nước). Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp tích cực đổi mới theo hướng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

7. Chính sách an sinh xã hội được quan tâm, công tác xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 20% (năm 2010) xuống còn 7,89%, đưa Chương trình giảm nghèo của tỉnh về đích sớm 01 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Phú Thọ thoát khỏi tỉnh nghèo năm 2013. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới; hết năm 2015, có 01 huyện đạt chuẩn, 57 xã (23%) đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân 01 xã trong tỉnh đạt 12,1 tiêu chí, cao hơn bình quân chung của cả nước (bình quân cả nước 01 xã đạt 10,82 tiêu chí).

8. Hoạt động văn hoá, thông tin truyền thông có nhiều khởi sắc. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng và 100% khu dân cư có nhà văn hoá. Phát sóng kênh truyền hình Phú Thọ trên vệ tinh, hoàn thành trước kế hoạch 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, mở rộng diện phủ sóng đến các tỉnh, thành phố và quốc tế. Công nghệ thông tin, báo chí xuất bản, văn học nghệ thuật phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.

9. Quốc  phòng - An ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quốc. Năm 2013, tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, được Quân khu II đánh giá xếp loại xuất sắc.

10. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị được quán triệt và thực hiện nghiêm túc đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trong nhiệm kỳ, Phú Thọ đã hoàn thành việc xoá khu dân cư không có chi bộ độc lập; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp được nâng cao, chỉ số cải cách hành chính (Par Index) hai năm 2013 - 2014 đều được xếp trong top 10 của cả nước.

II. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ QUA CÁC THỜI KỲ

1.1. Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trước khi sát nhập tỉnh Vĩnh Phú

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 1947-1949 được tổ chức vào tháng giêng năm 1947, tại xã Cát Trù (huyện Cẩm Khê). Về dự Đại hội có 36 đại biểu thay mặt cho 280 đảng viên toàn tỉnh. Đại hội kiểm điểm tình hình công tác từ sau ngày tái lập Đảng bộ (9/1945) đến Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Căn cứ vào chủ trương của Trung ương, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn mới; trọng tâm là chuẩn bị mọi mặt để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; Quyết định một số chủ trương về công tác xây dựng Đảng, phân công các Tỉnh ủy viên phụ trách một số huyện trọng điểm. Đại hội bầu Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa I gồm 7 ủy viên; Đồng chí Nguyễn Đức Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đây là BCH chính thức đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ II, nhiệm kỳ 1949-1951 được tổ chức từ ngày 30/6 đến ngày 9/7/1949 tại thôn Đàn Trầm, xã Hương Xạ (huyện Hạ Hòa). Về dự Đại hội có 120 đại biểu thay mặt cho 12.358 đảng viên toàn tỉnh. Đại hội đã thảo luận dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II; Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong nhiệm kỳ đã qua; Đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới trên các lĩnh vực. Riêng về công tác xây dựng Đảng, Đại hội đề ra nhiều chủ trương quan trọng, nhất là việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa mới gồm 13 đồng chí (trong đó có 11 uỷ viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Phan Lang được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ III, nhiệm kỳ 1951-1959 được tổ chức từ ngày 30/3 đến ngày 6/4/1951, tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Về dự Đại hội có 180 đại biểu (trong đó có 151 đại biểu chính thức) thay mặt cho hơn 16 ngàn đảng viên toàn tỉnh. Đại hội học tập các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951); Kiểm điểm các mặt hoạt động của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ; Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn mới, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ mùa màng, tăng cường củng cố lực lượng vũ trang địa phương, chủ động đề phòng địch tấn công, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa II gồm 19 ủy viên; Đồng chí Lê Kim Giang được bầu làm Bí thư; đồng chí Trần Đoàn được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, nhiệm kỳ 1959-1961 được tổ chức từ ngày 26/1 đến ngày 3/2/1959 tại thị xã Phú Thọ. Về dự Đại hội có 148 đại biểu chính thức và 11 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho gần 15 ngàn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 của BCH Trung ương Đảng (Khóa II) về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958-1960) phát triển và cải tạo kinh tế quốc dânNhững vấn đề chính về công tác tư tưởng và tổ chức; Kiểm điểm các mặt hoạt động của Đảng bộ từ Đại hội lần thứ III (1951); đóng góp của quân và dân toàn tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp; hoàn thành cải cách ruộng đất; thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế (1955-1957)… Đại hội đặc biệt nhấn mạnh công tác trọng tâm của toàn Đảng bộ trong nhiệm kỳ mới là, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong toàn tỉnh. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khóa IV gồm 26 ủy viên (21 ủy viên chính thức và 5 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Chấn được phân công làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Thành Đô được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ V, nhiệm kỳ 1961-1963 được tổ chức qua 2 vòng:

+ Vòng 1. Diễn ra từ ngày 23/6 đến ngày 1/7/1960 tại thị xã Phú Thọ. Về dự Đại hội có 204 đại biểu chính thức và 16 đại biểu dự khuyết, đại diện cho 20,5 ngàn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội thảo luận Báo cáo chính trị và Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng của BCH Trung ương chuẩn bị trình Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng; bầu Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng gồm 21 đồng chí (trong đó có 2 dự khuyết), do đồng chí Nguyễn Chấn - Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

+ Vòng 2. Diễn ra từ ngày 22/2 đến 2/3/1961 tại Thị xã Phú Thọ. Đại hội kiểm điểm sâu sắc những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đạt trong 3 năm (1958- 1960); đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất (1961- 1965), trước mắt là Kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội năm 1961. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa mới gồm 26 ủy viên (23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Thành Đô được bầu làm Bí thư; Đồng chí Vũ Song được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 1963-1968, được tổ chức từ ngày 17/5 đến ngày 22/5/1963 tại Thị xã Phú Thọ. Về dự Đại hội có 250 đại biểu thay mặt cho trên 23 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội kiểm điểm tình hình mọi mặt, nhất là việc thực hiện Kế hoạch Nhà nước trong 2 năm 1961- 1962 và đề ra phương hướng phấn đấu cụ thể trong 3 năm còn lại của Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất (1963-1965) với những chỉ tiêu và biện pháp lớn, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất hơn nữa để cải thiện đời sống nhân dân thêm một bước; đồng thời đóng góp vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Nước nhà. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khóa VI gồm 29 ủy viên (27 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết); Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có 7 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thành Đô được bầu làm Bí thư; Đồng chí Đỗ Đức Khóa được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

1.2. Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú

Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa III) đã thông qua Nghị quyết số 504-NQ/QH hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ I, nhiệm kỳ 1971-1976 được tổ chức từ ngày 28/4 đến ngày 5/5/1971, tại huyện Vĩnh Tường (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Về dự Đại hội có 340 đại biểu thay mặt cho gần 6 vạn rưỡi đảng viên trong tỉnh. Đại hội đánh giá những thành tích to lớn mà Đảng bộ, quân dân Đất Tổ đạt được trên tất cả các mặt; đồng thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương kể từ ngày hợp nhất tỉnh. Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh đến năm 1975, trước mắt, trong 2 năm 1971-1973 là, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và các ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ bản; tăng cường công tác quản lý kinh tế, pháp chế XHCN của chính quyền, thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của nhân dân; chú trọng công tác xây dựng Đảng; tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đến thắng lợi…Đại hội thông qua Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của địa phương; Quyết định tặng Cờ thi đua của Đại hội cho các khu vực, các ngành đạt nhiều thành tích nhất trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ khoá I gồm 35 ủy viên (33 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết); Ban Thường vụ có 11 đồng chí; Đồng chí Kim Ngọc được bầu làm Bí thư; Các đồng chí Nguyễn Thành Đô, Hoàng Quy được bầu làm phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ II, nhiệm kỳ 1976-1977 được tổ chức qua 2 vòng:

+ Vòng 1. Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11/4/1976 tại Hội trường lớn của tỉnh (thôn Thọ Mai, xã Tiên Cát- nay là phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì). Về dự Đại hội có gần 350 đại biểu đại diện cho 7 vạn đảng viên trong tỉnh. Đại hội tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong thời gian từ Đại hội I đến Đại hội II; Đóng góp về nhân tài, vật lực của quân và dân toàn tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn 1976-1980, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm bảo đời sống nhân dân. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa II gồm 39 ủy viên (33 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết); Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 11 ủy viên; Đồng chí Kim Ngọc được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Thành Đô và Hoàng Quy được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.            

+ Vòng 2. Diễn ra từ ngày 11 đến ngày 18/11/1976. Đại hội tham gia ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương (khóa III) và Điều lệ Đảng (sửa đổi) trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng gồm 33 đồng chí, do đồng chí Kim Ngọc- Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.  

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III, nhiệm kỳ 1977-1979 được tổ chức từ  ngày 25/4 đến ngày 1/5/1977 tại Hội trường lớn của Tỉnh. Về dự Đại hội có 370 đại biểu của hơn 60 đoàn, đại diện cho trên 7,6 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng; nghiêm túc kiểm điểm những mặt chưa làm được, trong đó đáng lo ngại nhất là sản xuất nông nghiệp trong 10 năm (1968-1977) hầu như không tăng và bấp bênh. Các hoạt động kinh tế- xã hội cũng còn nhiều hạn chế. Đại hội thảo luận, thống nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá 2 năm (1977-1978) của tỉnh là, tập trung cao độ lực lượng các cấp, các ngành tạo bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, công nghiệp, nhằm tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhân dân, hàng hóa cho xuất khẩu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH chung của cả nước. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khoá mới gồm 39 ủy viên (35 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết); Ban Thường vụ có 11 ủy viên. Đồng chí Hoàng Quy được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Trần Lưu Vỵ và Nguyễn Văn Tôn được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.          

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ IV, nhiệm kỳ 1979-1982 được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 28/12/1979 tại Hội trường lớn của tỉnh (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì). Về dự Đại hội có 320 đại biểu đại diện cho hơn 6,5 vạn đảng viên toàn Đảng bộ1Đại hội kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III; Thảo luận, quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1980- 1982 và đến năm 1985; trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông-lâm-công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đống góp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; Tăng cường công tác phân phối, lưu thông phục vụ sản xuất và đời sống; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp; đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá IV gồm 41 ủy viên (39 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết); Ban Thường vụ có 13 ủy viên. Đồng chí Hoàng Quy được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Trần Lưu Vỵ và Nguyễn Văn Tôn được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ V, nhiệm kỳ 1983-1985 được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 22/1/1983 tại Hội trường lớn của tỉnh (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì). Về dự Đại hội có 351 đại biểu thay mặt cho 6.7 vạn đảng viên của Đảng bộ. Đại hội kiểm điểm kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực; đánh giá thực trạng, chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; đề ra nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ tới, trong đó tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, coi sản xuất lương thực, thực phẩm là nhiệm vụ hàng đầu; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chú trọng mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết để tăng nhanh hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân... Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá V gồm 45 ủy viên (41 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết); Ban Thường vụ có 13 ủy viên; Đồng chí Hoàng Quy tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Văn Tôn, Phạm Dụ được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI, nhiệm kỳ 1986-1990 được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 28/10/1986 tại Hội trường lớn thành phố Việt Trì. Dự Đại hội có 360 đại biểu đại diện cho 7,7 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã quán triệt đường lối đổi mới toàn diện; nghiêm túc kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (1983-1985); Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ VI; Thông qua những nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) của tỉnh là, đẩy mạnh sản xuất nông-lâm-công nghiệp, trong đó tập trung sức cho sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; Tổ chức lại công tác lưu thông phân phối, ổn định và cải thiện một bước đời sống của cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động; Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục. Củng cố, kiện toàn đồng bộ bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá VI gồm 57 ủy viên (44 uỷ viên chính thức, 13 uỷ viên dự khuyết); Ban Thường vụ có 13 ủy viên. Đồng chí Lê Huy Ngọ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí  Bùi Hữu Hải, Trần Văn Đăng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VII, nhiệm kỳ 1991-1996 được tổ chức qua 2 vòng:

+ Vòng 1. Diễn ra từ ngày 25 đến ngày 28/4/1991 tại thành phố Việt Trì. Dự Đại hội có 371 đại biểu đại diện cho hơn 9 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo báo cáo của BCH Trung ương Đảng (khóa VI) trình Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc gồm 30 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết; Thông qua chương trình hành động lập thành tích chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng.

+ Vòng 2. Diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20/11/1991 (số đại biểu vẫn giữ nguyên như vòng I). Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 1986-1990), chỉ rõ những ưu khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm bước đầu thực hiện đường lối đổi mới; đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1991-1995) của tỉnh, chủ yếu là, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công- nông nghiệp và dịch vụ; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá VII gồm 49 đồng chí; Ban Thường vụ có 13 đồng chí; Đồng chí Trần Văn Đăng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Bùi Hữu Hải, Hoàng Xuân Duyệt được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VIII, được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 6/5/1996 tại Thành phố Việt Trì. Về dự Đại hội có 349 đại biểu đại diện cho gần 9.5 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội thảo luận và góp ý dự thảo các văn kiện của BCH Trung ương (khóa VII) chuẩn bị trình Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng; Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá VII; nhất trí cao về đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội mà tỉnh đã đạt được, trong đó nhấn mạnh: Kinh tế- xã hội phát triển tương đối toàn diện. Việc xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh, nhiều công trình mới được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện… Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới với những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể nhằm đưa tỉnh ta sớm ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khoá VIII gồm 47 đồng chí; Ban Thường vụ có 13 đồng chí. Đồng chí Bùi Hữu Hải được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Văn Lâm và Hoàng Xuân Cừ được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.  

1.3. Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ sau khi tái lập

 Tháng 11/1996, Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thời gian từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VIII (5/1996) đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tái lập (11/1997) quá ngắn, do đó Bộ Chính trị Quyết định Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tổ chức ngày 13/11/1997 là Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 1997-2000.

*Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV2, nhiệm kỳ  1997-2000 được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13/11/1997 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TTHN tỉnh, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì). Dự Đại hội có 260 đại biểu thay mặt cho hơn 5.8 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội thảo luận, góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh; xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp lớn cho 3 năm cuối của thế kỷ XX, cụ thể là: Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống quê hương Đất Tổ; Chính trị ổn định, an ninh quốc phòng vững mạnh; củng cố và phát triển vững chắc tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân....Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV gồm 47 ủy viên; Ban Thường vụ có 13 ủy viên; Đồng chí Hoàng Xuân Cừ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Hữu Điền và Nguyễn Văn Lâm được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000-2005 được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18/12/2000 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì. Dự Đại hội có 279 đại biểu đại diện cho hơn 6,4 vạn đảng viên trong toàn tỉnh.  Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV trình Đại hội lần thứ XV; Kết quả thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện của BCH Trung ương trình Đại hội IX của Đảng. Đại hội đề ra phương hướng chung của Đảng bộ nhiệm kỳ 2000-2005 là, Phát huy nội lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội với nhịp độ nhanh và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả phát triển kinh tế; Tạo chuyển biến mạnh vềphát huy nhân tố con người, giáo dục, đào tạo và công nghệ; giải quyết tốt việc làm, xóa vững chắc hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo…Tập trung đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội…Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV gồm 47 đồng chí; Ban Thường vụ có 13 đồng chí; Đồng chí Hoàng Xuân Cừ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Hữu Điền và Trần Ngọc Tăng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 21/12/2005, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì. Dự Đại hội có 298 đại biểu, đại diện cho hơn 7,4 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV trình Đại hội lần thứ XVI; Ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của BCH khóa XV, dự thảo văn kiện của BCH Trung ương trình Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Về phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới, Đại hội xác định: …Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá và nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ; thực hiện có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI gồm 49 ủy viên; Ban Thường vụ có 13 ủy viên; Đồng chí Ngô Đức Vượng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Nguyễn Doãn Khánh, Nguyễn Văn Sản được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29/10/2010 tại tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì. Dự Đại hội có 333 đại biểu, đại diện cho trên 8,3 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Ý kiến góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; Đề ra phương hướng chung nhiệm kỳ tới là, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp; Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII gồm 55 ủy viên; Ban Thường vụ có 15 ủy viên; Đồng chí Nguyễn Doãn Khánh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; Các đồng chí Hoàng Dân Mạc, Bùi Minh Châu được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

*Hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội sẽ diễn ra vào các ngày 28, 29, 30 tháng 9 năm 2015, tại thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Chủ đề Đại hội Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của  Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh giai đoạn 2015 - 2020; bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Tham gia ý kiến góp ý các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Lượt xem: 102



BÀI VIẾT KHÁC
test
test

Test thử chức năng

Ngày 09/11/2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.

Ngày 18/10/2018
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu

Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.

Ngày 16/10/2018
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy

Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 16/10/2018
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển

“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.

Ngày 11/10/2018
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt

Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ

Ngày 08/10/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0