Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 05/08/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Sửa đổi toàn diện Luật KH&CN nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KH,CN&ĐMST trong thời gian tới


Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sửa đổi sẽ thiết kế đầy đủ, toàn diện các giải pháp thúc đẩy không chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà còn thực sự chú trọng hơn tới các giải pháp thúc đẩy ứng dụng và truyền bá tri thức trong thực tiễn. Không phân biệt đối xử công - tư, khuyến khích, thúc đẩy để huy động sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của khu vực ngoài công lập, khu vực tư nhân trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phóng viên của Trung tâm NC&PT truyền thông KH&CN đã có buổi trao đổi với  Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy về các nội dung liên quan đến Luật KH&CN sửa đổi.

Sửa đổi Luật KH&CN theo kịp xu hướng chung của thế giới

Bối cảnh hiện tại đặt ra những thách thức gì đối với việc hoàn thiện hành lang pháp lý về KH&CN thưa Thứ trưởng?

Luật KH&CN 2013 đã cập nhật những thách thức và xu hướng mới, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy KH&CN trong giai đoạn 2015-2020.

Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của KH&CN và sự bùng nổ của công nghệ số. Những thay đổi này đã đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Các quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào KH&CN đã nhanh chóng vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia thu nhập cao. Cùng với đó, khái niệm "nghiên cứu, phát triển" đã dần được thay thế bằng "nghiên cứu phát triển và ĐMST". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, hoạt động này không chỉ diễn ra tại các viện nghiên cứu, trường đại học mà còn phổ biến trong các doanh nghiệp (DN). Nhiều DN, đặc biệt là DN tư nhân thậm chí đầu tư vào nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cho các phát minh và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, với yêu cầu ngày càng cao từ thực tiễn, trong 10 năm qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thể hiện quan điểm và chủ trương mới liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đòi hỏi cần được thể chế hóa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, các nội dung này cần được thể chế hóa kịp thời vào trong Luật.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Luật KH&CN sửa đổi sẽ thiết kế đầy đủ, toàn diện các giải pháp thúc đẩy không chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Luật KH&CN 2013 sẽ được đổi tên thành Luật KH,CN&ĐMST. Tuy nhiên, các quy định về ĐMST đã được đề cập trong một số luật hiện hành như Luật KH&CN 2013 và Luật Chuyển giao công nghệ. Vậy, Dự thảo luật mới sẽ quy định về nội dung ĐMST như thế nào, và liệu có một chính sách riêng biệt về ĐMST trong Luật không?

Khái niệm ĐMST đã được định nghĩa trong Luật KH&CN 2013, và cũng có thể xuất hiện trong một số luật khác. Tuy nhiên, nội hàm đầy đủ của ĐMST cùng các thành tố liên quan đến nó vẫn chưa được quy định rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.

Để thúc đẩy hoạt động ĐMST, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và DN. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần sự tham gia hỗ trợ từ nhiều thực thể khác. Ví dụ như các quỹ đầu tư tài chính, các cơ quan nhà nước, các tổ chức trung gian, các dịch vụ tài chính, các tổ chức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, cũng như các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt ĐMST.

Ngoài việc ứng dụng công nghệ, ĐMST còn yêu cầu phải thay đổi quy trình quản lý, sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ việc mua sắm dây chuyền máy móc công nghệ mới mà không thay đổi các yếu tố khác sẽ không tạo ra giá trị gia tăng đáng kể. Hoạt động ĐMST cần phải gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu phát triển và sản xuất kinh doanh.

 Trên thế giới, đã hình thành một phong trào về ĐMST, dẫn đến việc phát triển các khái niệm như hệ thống ĐMST quốc gia, hệ thống ĐMST ngành và các mô hình kết nối khác. Việt Nam cũng đang chuyển mình theo xu hướng toàn cầu này, chuyển sang mô hình phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, trong đó DN đóng vai trò trung tâm và viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu chính. Bên cạnh việc ứng dụng KH&CN, hoạt động ĐMST còn tập trung vào việc cải tiến quy trình sản xuất.

Luật KH&CN lần này dự kiến sẽ thiết lập các hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐMST quốc gia, đồng thời khuyến khích hoạt động ĐMST trong DN, cộng đồng và trong các cơ quan quản lý nhà nước. Những quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các luật khác, như Luật Thuế, Luật Đất đai..., cung cấp các ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST.

Tăng cường nguồn nhân lực KH,CN&ĐMST

Con người đóng vai trò then chốt và quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030. Vậy, Luật KH&CN sửa đổi sẽ đưa ra những giải pháp như thế nào để tăng cường nguồn nhân lực NC&PT, nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược này?

Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, để phát triển dựa trên KH,CN&ĐMST, số lượng cán bộ NC&PT cần đạt khoảng 12 người/vạn dân. Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao mức đầu tư xã hội, cần phải thực hiện các cải cách toàn diện, bao gồm việc tích hợp các hoạt động NC&PT vào trong Luật.

Để tăng cường đầu tư cho KH&CN, các quốc gia phát triển đã tìm cách nâng cao tỷ lệ đầu tư từ xã hội. Thông thường, tỷ lệ đầu tư từ nhà nước sẽ giảm từ mức 100% xuống còn khoảng 30%, và  tỷ lệ đầu tư từ xã hội sẽ tăng lên khoảng 70%. 

Trong Luật KH&CN chúng tôi dự kiến trình Chính phủ và sau đó trình Quốc hội nhằm mục tiêu tăng số lượng cán bộ nghiên cứu từ 7 lên 12 người/vạn dân. Giải pháp là theo mô hình các quốc gia đã thực hiện, nhằm thúc đẩy đầu tư từ xã hội, DN và khu vực tư nhân vào KH&CN. Đầu tư này sẽ bao gồm tài chính và việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, các viện nghiên cứu, cũng như hình thành các đội ngũ NC&PT trong các DN.

Vì vậy, Luật KH&CN lần này cần có những chính sách để tăng cường thu hút đầu tư từ xã hội. Trước tiên, Nhà nước sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và kết nối các trường đại học với DN.

Thứ hai, cần thiết lập các cơ chế khuyến khích, chẳng hạn như ưu đãi thuế và giảm tiền thuê đất cho các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu khó khăn.

Tôi cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu và nguồn đầu tư xã hội, Luật KH&CN cần được sửa đổi toàn diện, bao gồm việc tích hợp các hoạt động NC&PT của toàn xã hội vào trong Luật, không chỉ dựa vào các quy định hiện tại.

Việc sửa đổi Luật KH&CN nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐMST quốc gia, trong đó DN là trung tâm và viện nghiên cứu cũng như trường đại học đóng vai trò là các chủ thể nghiên cứu mạnh. Vậy, những chính sách nào sẽ được đề xuất trong Luật sửa đổi sắp tới để hỗ trợ các đối tượng này?

Xin nhấn mạnh rằng trong các đề xuất sửa đổi Luật KH&CN, chúng tôi đã đề xuất các nhóm chính sách và vấn đề mới. Theo đó, các trường đại học đang dần trở thành những chủ thể nghiên cứu mạnh, tương đương với các viện nghiên cứu. Để phát triển hoạt động KH&CN trong các trường đại học, cần có nội dung nghiên cứu, nội dung hoạt động, và thậm chí là kinh phí đầu tư cho các trường đại học.

Ví dụ, chúng ta cần có những chương trình đào tạo nghiên cứu sinh bằng nguồn kinh phí từ KH&CN; cần có các chương trình hỗ trợ sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học. Điều này giúp họ có thể tiếp tục tự chủ trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu. Đồng thời, cần xây dựng các trung tâm xuất sắc về KH&CN, kết nối chặt chẽ giữa nghiên cứu và đào tạo.

Rạng Đông là một doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí sau thuế để đầu tư cho R&D.

Chúng tôi rất mong muốn đề xuất tách biệt đội ngũ nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học khỏi quan niệm coi họ như cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, giảng viên và nghiên cứu viên được khuyến khích tham gia điều hành các DN do viện nghiên cứu và trường đại học thành lập, dựa trên kết quả nghiên cứu và sở hữu trí tuệ của họ. Điều này giúp đưa hoạt động ĐMST từ DN đến gần hơn với trường đại học, thậm chí ngay trong trường đại học.

Chúng ta cũng khuyến khích thành lập các DN khởi nguồn (spin-off) trong trường đại học. Những DN này không chỉ tạo nguồn thu cho trường đại học mà còn giúp thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Đồng bộ các quy định của Luật với các chính sách tài chính hiện hành

Ngoài vấn đề về quỹ, cơ chế đầu tư tài chính cho KH&CN hiện còn nhiều bất cập và chưa phù hợp giữa quy định của Luật KH&CN với pháp luật về tài chính, bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, đấu thầu, quản lý và sử dụng tài sản công. Vậy, Bộ đã đề xuất những giải pháp gì để giải quyết các bất cập này?

Chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống pháp luật, bao gồm rất nhiều luật liên quan, không chỉ giới hạn trong Luật KH&CN. Tuy nhiên, các quy định này chưa thực sự đi vào cuộc sống cũng như chưa khuyến khích được các DN đầu tư vào KH&CN. Nguyên nhân là do vẫn còn thiếu sự đồng bộ giữa pháp luật về KH&CN và pháp luật về tài chính.

Việc đầu tiên cần giải quyết là làm thế nào để đồng bộ các quy định của Luật KH&CN với các chính sách tài chính hiện có, nhằm tận dụng tối đa tất cả các chính sách này.

Vấn đề thứ hai là, khi đã có đầu tư và nguồn lực, cần phải sử dụng một cách hiệu quả, thông thoáng và nhanh chóng. Để đạt được điều này, ngành KH&CN cần phải sửa đổi mạnh mẽ các quy định liên quan đến nhiệm vụ KH&CN, đề tài, dự án, phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính...

Thêm vào đó, cần phải điều chỉnh các quy định về mua sắm và đấu thầu khi sử dụng kinh phí đầu tư cho công nghệ, bao gồm cả kinh phí đầu tư công của Nhà nước và kinh phí của DN.

Đặc biệt, cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề mới, công nghệ lõi, và thậm chí mua các kết quả nghiên cứu và sáng chế từ nước ngoài, sau đó chuyển giao cho DN để họ có thể sử dụng và phát triển.

Một vấn đề quan trọng khác là nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DN thông qua các biện pháp cụ thể như: tập huấn, đào tạo nhân lực về chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ. Đồng thời, cần đưa các nhà khoa học vào DN để hỗ trợ và nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ.

Hiện nay, việc tìm tiếng nói chung giữa các nhà quản lý, nhà đầu như tư tài chính và nhà khoa học đang gặp nhiều khó khăn. Các nhà quản lý thường yêu cầu chi tiêu và quản lý ngân sách phải được thực hiện rất chặt chẽ, với việc thu chi và báo cáo thường xuyên. Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng lĩnh vực KH&CN thường có nhiều rủi ro, độ trễ và tính mạo hiểm, không phải lúc nào cũng cho kết quả ngay lập tức. Ông có ý kiến gì về nhận định này?

Nhận định này khá là phù hợp, đặc biệt khi xã hội và đất nước ngày càng phát triển. Những vấn đề mới phát sinh không thể được giải quyết ngay lập tức mà cần sự đồng thuận từ tất cả các lĩnh vực. Do đó, cần tìm cách cân bằng giữa hoạt động KH&CN với những yêu cầu này. Đây là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi đang thực hiện thường xuyên.

Ví dụ về vấn đề quản lý tài sản công, cần chia sẻ quan điểm rằng kinh phí nhà nước đầu tư cho kết quả KH&CN nên được xem là nguồn đầu tư lâu dài. Thay vì yêu cầu thanh toán ngay, nên giao kinh phí cho các đơn vị chủ trì và đơn vị sản xuất để họ có thể đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Khi các đơn vị này tạo ra việc làm và đóng thuế cho Nhà nước, chúng ta sẽ thu hồi nguồn vốn qua thuế và tái đầu tư cho hoạt động KH&CN. Để đạt được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan KH&CN và cơ quan tài chính để hiểu nhau và phối hợp hiệu quả.

Chúng tôi dự kiến sẽ đề xuất sửa đổi bổ sung trong Luật các quy định về nguyên tắc chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; quy định về miễn trách nhiệm dân sự cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã thực hiện đầy đủ quy định nhưng không đi đến các kết quả đã định trước hay bổ sung cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu…

Chúng tôi tin rằng việc chia sẻ quan điểm này sẽ giúp điều chỉnh hành lang pháp lý của Luật KH&CN cũng như các luật khác, để chúng trở nên phù hợp và hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tạo ra một môi trường thông thoáng cho hoạt động KH,CN&ĐMST.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 139



BÀI VIẾT KHÁC
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.

Ngày 15/11/2024
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Ngày 15/11/2024
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.

Ngày 07/11/2024
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

Ngày 26/09/2024
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030

Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.

Ngày 25/09/2024
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0