Năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tập trung triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về KH&CN, phát triển công nghệ sinh học...; sửa đổi, bổ sung các luật về KH&CN, các nghị định của Chính phủ về đầu tư, tài chính, cơ chế tự chủ... nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trong thời gian tới.
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tại buổi gặp mặt cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Bộ KH&CN nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã điểm lại một số kết quả đáng khích lệ trong năm qua Bộ và ngành đã đạt được. Đó là tập trung hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều hoạt động của KH,CN&ĐMST đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng.
Điểm sáng ngành KH&CN năm 2023 thể hiện Chỉ số GII của Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2022, xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. Việc chỉ số GII liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST.
Lần đầu tiên, bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) được xây dựng và triển khai trên toàn quốc từ năm 2023, giúp Việt Nam có thêm công cụ đo lường năng lực và kết quả ĐMST của từng địa phương, góp phần cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia.
Năm 2023 cũng ghi dấu ấn sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, năng động, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia được đánh giá là một trong những hệ sinh thái năng động nhất châu Á, đứng thứ 58 thế giới. Nhìn chung, với lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng công nghệ ngày càng được đầu tư và phát triển cùng với sự dẫn dắt của Chính phủ, Bộ KH&CN, vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế...
Cũng tại buổi gặp mặt đầu xuân, Bộ trưởng đã nêu lên một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành KH&CN năm 2024 gồm:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới; Xây dựng dự thảo Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng dự án Luật KH&CN (sửa đổi) trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng các quyết định của Bộ trưởng về quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; Phê duyệt hoặc trình phê duyệt vị trí việc làm; Xây dựng Nghị định quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập; Xây dựng Nghị định quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN; Hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; Hoàn thiện các quy trình để đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia...
“Với quyết tâm cao của toàn thể các đồng chí, tôi tin tưởng rằng hệ thống pháp luật về KH&CN sẽ ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động KHCN&ÐMST trong thời gian tới”, Bộ trưởng bày tỏ.
Theo most.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.