Ngày 28/7/2018 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức sự kiện truyền thông về phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông của Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.
Tham dự sự kiện có hơn 200 khách mời là lãnh đạo các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo và cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, sở hữu trí tuệ, đại diện các doanh nghiệp, thanh niên, sinh viên các trường đại học…
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ phát biểu khai mạc sự kiện
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ nhấn mạnh: “Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang tập trung tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thể hiện qua nhiều chiến lược và hành động. Trong bối cảnh đó, sở hữu trí tuệ đã và đang được xác định là yếu tố đóng vai trò trụ cột, cốt lõi, là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”
Điểm nhấn của sự kiện là Toạ đàm với chủ đề “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam” đã diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn với nhiều thông tin, kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo giữa các chuyên gia sở hữu trí tuệ và khách mời tham dự. Cũng tại sự kiện, toàn thể khách mời đã cùng tham gia vào hoạt động giao lưu, tương tác, thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Các khách mời trao đổi tại Tọa đàm Chắp cánh Trí tuệ Việt Nam
Khách mời tham gia tọa đàm là PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (Chủ tịch hội đồng khoa học viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh) và bà Phan Hoàng Lan (Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ - Bộ Khoa học và công nghệ). Trao đổi tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã quan tâm hơn đến tài sản trí tuệ và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ hầu hết mới được bảo vệ mà ít được khai thác, do đó cần thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ để đem lại hiệu quả kinh tế.
Chia sẻ quan điểm về giới trẻ khởi nghiệp, bà Phan Hoàng Lan cho biết hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn, cần tiếp tục khuyến khích các nhà khoa học, các doanh nghiệp và thế hệ trẻ tận dụng xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung sáng tạo, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao.
Sự kiện truyền thông được phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội lớn trong suốt thời gian diễn ra đã tạo được sự quan tâm, tương tác rộng rãi với cộng đồng. Bên cạnh đó, phóng sự phát sóng trên kênh VTV2- Đài truyền hình Việt Nam về sự kiện cũng góp phần lan tỏa truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp và cộng đồng./.
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0