Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Tập đoàn máy tính IBM đã tiết lộ số lượng lớn pin máy tính xách tay bỏ đi có tiềm năng cung cấp đủ điện để thắp sáng nhà ở tại các nước nghèo trên toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu ở Ấn Độ đã tiến hành một nghiên cứu qui mô nhỏ để thử nghiệm tính khả thi của ý tưởng này, cùng với nghiên cứu tập trung vào chế tạo nguyên mẫu.
Với hầu hết mọi người, thắp sáng nơi ở đơn giản như bật công tắc, nhưng vẫn có một bộ phận lớn dân số trên toàn cầu không được sử dụng điện, mà trên thực tế, chỉ riêng ở Ấn Độ, hơn 400 triệu người không được sử dụng điện lưới. Ngân hàng thế giới ước tính chi phí mở rộng lưới điện mất khoảng 8.000 - 10.000 USD/km. Đây là vấn đề lớn cần có giải pháp bền vững, chi phí thấp.
Theo tính toán của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, có 50 triệu máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn được thải loại mỗi năm ở Hoa Kỳ, trong đó, pin lithium-ion của nhiều máy vẫn còn sử dụng được.
Nhóm nghiên cứu ở Bangalore, Ấn Độ đã phối hợp với công ty RadioStudio để tách pin đã qua sử dụng, thử nghiệm và chọn lọc pin, sau đó, bổ sung đầu sạc và ngăn chặn hiện tượng quá thừa nhiệt, trước khi kết hợp chúng để tạo thành gói pin mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy ít nhất 70% pin thải có khả năng cấp điện cho đèn LED với thời gian 4 giờ/ngày trong vòng 1 năm.
Các nhà nghiên cứu tại IBM dự kiến kết hợp hệ thống với mạng lưới các trạm nạp điện công cộng sử dụng năng lượng mặt trời, ở đó, người sử dụng có thể sạc miễn phí cho UrJars.
Hiện tại, IBM chưa có kế hoạch thương mại hóa công nghệ, nhưng tin rằng đây là biện pháp hiệu quả, phi lợi nhuận để cung cấp nguồn điện ngoài lưới điện cho các nước đang phát triển.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028