Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) năm 2024 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị quyết, Chỉ thị và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về PCTN,TC; tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cướng phát hiện và xử lý tham nhũng. Phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác PCTN, TC của các cán bộ, công chức, viên chức của Sở.
- Kế hoạch công tác PCTN, TC của Sở là căn cứ để các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC phù hợp với điều kiện thực tế của Sở; kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng quy định pháp luật.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, nhất là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, đồng thời thực hiện các quy định của luật PCTN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Tiếp tục triển khai thi hành quy định mới về kê khai tài sản, thu nhập; tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý. Tiến hành thực hiện công tác kê khai, minh bạch tài sản thu nhập của các đối tượng phải thực hiện kê khai theo quy định.
- Triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo Bộ chỉ số đánh gia công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2024.
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của nguười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN, TC; đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC.
- Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN, TC trọng tâm là: Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 và các kế hoạch liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng của Sở.
- Về đối tượng tuyên truyền: Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.
- Về hình thức tuyên truyền: Đăng tải trên trang thông tin điện tử, tập san khoa học và công nghệ hoặc thông qua việc tổ chức hội nghị...; ngoài ra các phòng, đơn vị căn cứ điều kiện, tình hình cụ thể có thể lựa chọn một số hình thức tuyên truyền khác cho phù hợp.
3. Công tác phòng ngừa tham nhũng
Tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, trong đó tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:
3.1. Thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018 trên cổng thông tin điện tử của Sở.
- Thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị mình để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
3.2. Thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, ban hành các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; công khai các quy định; thực hiện và công khai kết quả thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thường xuyên rà soát các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với từng chức danh trong cơ quan, đơn vị để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ về việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn tại đơn vị mình để kịp thới phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm.
- Người có hành vi vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải kiên quyết xử lý theo quy định tại Điều 94 Luật PCTN.
3.3. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tiếp tục chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức của Sở thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử trong thi hành nhiệm vụ công vụ; đưa nội dung thực hiện quy tắc ứng xử vào đánh gia cán bộ, công chức, viên chức cuối năm.
- Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở và người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng dưới mọi hình thức (trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại hoặc trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật); không trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công việc do mỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình giải quyết hoặc quản lý.
- Trưởng các phòng, đơn vị chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về xung đột lợi ích; nhận diện các dấu hiệu có xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; thực hiện các biện pháp xử lý về xung đột lợi ích; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích theo quy định.
3.4. Chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo thẩm quyền quản lý cán bộ và quy định tại luật Phòng chống tham nhũng 2018, Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
- Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo thẩm quyền và theo quy định.
3.5. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
- Triển khai việc kê khai tài sản, thu nhập; tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai đảm bảo phương thức, thời điểm, nội dung; công khai bản kê khai tài sản.
- Thanh tra Sở theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai; tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai năm 2023 theo quy định.
3.6. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt.
- Công tác cải cách hành chính: Công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý: Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản: Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
4. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng
4.1. Công tác kiểm tra và tự kiểm tra.
- Thanh tra Sở, Trưởng các phòng, đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
- Công tác tự kiểm tra: Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng, triển khai thực hiện tự kiểm tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm chủ động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4.2. Công tác thanh tra phát hiện tham nhũng.
Thanh tra Sở, Trưởng các phòng, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; qua thanh tra, kiểm tra cần chú trọng việc phát hiện, kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý; tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra theo quy định pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.