Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Chủ Nhật, 28/04/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững


Đổi mới sáng tạo để xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho toàn thế giới là hoạt động mà tất cả các quốc gia đang nỗ lực để thực hiện. Đồng thời, hoạt động đổi mới sáng tạo liên tục, không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn thế giới và trong nước cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng kịp thời với các vấn đề mới.

Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững- Ảnh 1.

Các đại biểu tham quan triển lãm trưng bày các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Hội nghị Quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ năm 2024 

Công cụ khuyến khích đổi mới sáng tạo

Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới (IPDay) 26/4 là "Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo".

Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ được nhìn nhận là động lực quan trọng cho hoạt động đổi mới sáng tạo, là chìa khóa thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc thông qua việc khuyến khích các sáng tạo và ý tưởng, tìm ra cách giải quyết những thách thức toàn cầu.

Ở Việt Nam, ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chiến lược mang tầm quốc gia về sở hữu trí tuệ, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Chiến lược được coi là kim chỉ nam để các bộ, ngành, địa phương chủ động lồng ghép nội dung sở hữu trí tuệ vào hoạt động quản lý nhà nước, từ đó triển khai thực hiện hoạt động sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng, góp phần nâng tầm vị thế của quốc gia trong bản đồ sở hữu trí tuệ thế giới, cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia.

Theo đánh giá của WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua, gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran. Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp, gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam.

Thực tế, thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ, đặc biệt là các sáng chế đối với phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng KH&CN và đổi mới sáng tạo, nhiều tỉnh, thành phố và các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp lớn đã có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, khuyến khích tạo ra, bảo hộ và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới.

Theo thống kê, số lượng đơn đăng ký sáng chế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ và số lượng Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ra trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, năm 2023, số lượng bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho người nộp đơn Việt Nam đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2022, gồm 315 bằng độc quyền sáng chế (năm 2022 là 153) và 391 bằng độc quyền giải pháp hữu ích (năm 2022 là 176).

Ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, mỗi năm WIPO đưa ra một chủ đề khác nhau và thường hướng tới một vấn đề cụ thể như: Sở hữu trí tuệ với các lĩnh vực thể thao, điện ảnh, công nghệ xanh hoặc hướng tới các nhóm chủ thể như giới trẻ, phụ nữ, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Chủ đề của IP Day năm nay rất hay và ý nghĩa, là cơ hội để các chủ thể trong xã hội hiểu rõ hơn về vai trò trung tâm của sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo trong việc hỗ trợ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Lưu Hoàng Long cho rằng, đổi mới sáng tạo là quá trình vận động không ngừng, còn sở hữu trí tuệ là vừa là kết quả của quá trình đổi mới, vừa là chất xúc tác, là đầu vào để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Và cách thức sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ để khuyến khích đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững- Ảnh 2.

Ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN)

Khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp

Ở góc độ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ đang từng bước thực hiện các biện pháp quản lý và hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong đó, một trong các nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là việc quản lý cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp. Các công cụ tra cứu cần được xây dựng tạo thuận lợi cho người dùng và việc hướng dẫn tra cứu, sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp được thực hiện thường xuyên nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển.

Theo ông Lưu Hoàng Long, nhiều quốc gia đã phát triển và hình thành những nền tảng giao dịch tài sản trí tuệ hiện đại để tài sản trí tuệ được tạo ra liên tục và được sử dụng một cách có hiệu quả.

Mặc dù, Việt Nam có cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp phong phú nhưng nhiều thông tin hữu ích chưa được khai thác hiệu quả, chưa tới được đúng địa chỉ áp dụng.

Do đó, cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp cũng như các thông tin hữu ích khác cần được tích hợp và kết nối tới doanh nghiệp bằng cách thiết lập một "thị trường giao dịch tài sản trí tuệ".

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy nếu thị trường này được quản lý và vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả thì không chỉ giúp các tài sản trí tuệ được ứng dụng tạo thu nhập cho chủ thể sáng tạo, đầu tư mà còn giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách cho cả xã hội như tạo việc làm giúp xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, cải thiện khí hậu và gìn giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý…

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

Cũng theo ông Lưu Hoàng Long, ở mỗi quốc gia, sở hữu trí tuệ sẽ mang lại cả thách thức và cơ hội cho hoạt động đổi mới sáng tạo, trực tiếp tác động tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, đến nay chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu về bảo hộ các kết quả của hoạt động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân.

Pháp luật Việt Nam đã tương thích với chuẩn mực chung về sở hữu trí tuệ của thế giới quy định trong Hiệp định TRIPS của WTO, thậm chí một số nội dung về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn ở mức độ cao như nhiều nước phát triển khi mà Việt Nam quyết tâm hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung lần thứ ba năm 2022 đã dần tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, bảo đảm thi hành các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ, qua đó tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả.

Và để hệ thống sở hữu trí tuệ hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, một số vấn đề về sở hữu trí tuệ cần được tiếp tục nghiên cứu, từ đó có những đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đó là việc bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI), bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống, quy định về định giá tài sản trí tuệ, chính sách thúc đẩy bảo hộ và khai thác các đối tượng sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng… Bên cạnh đó, cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, ban hành và thực hiện các chính sách thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ đã được bảo hộ, đặc biệt là những tài sản trí tuệ là ưu thế của Việt Nam như các sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý gắn với các loại nông sản chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu của các địa phương.

Chúng ta cũng cần quan tâm đến các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách an sinh, xã hội… Đồng thời có cơ chế, chính sách nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, trọng tài, trung gian hoà giải cũng cần được phát huy hiệu quả tốt hơn nữa trong tương lai…

Theo baochinhphu.vn

Lượt xem: 472



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0