Triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Công ty TNHH Công nghệ NAMUGA Phú Thọ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản như: Đề án phát triển CNTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030... đồng thời đẩy nhanh việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, minh bạch, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.
Bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng thông tin quốc gia và Quy hoạch tỉnh, Phú Thọ đã quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu nâng cao đời sống người dân; kết nối băng rộng, chất lượng cao đến tất cả các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị có mạng nội bộ kết nối internet cáp quang tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn nghiệp vụ. Trung tâm tích hợp dữ liệu số được nâng cấp, cho phép triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như: Hệ thống thư điện tử, quản lý văn bản điều hành, trang thông tin điện tử của các cơ quan và một số ứng dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành khác. 100% xã, phường, thị trấn đã có hệ thống internet cáp quang tốc độ cao, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, UBND cấp xã, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp, 100% các văn bản đi, văn bản đến đều được cập nhật lên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Các hệ thống thông tin dùng chung tiếp tục được duy trì hiệu quả từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cung cấp 1.983 thủ tục hành chính, trong đó dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 815 thủ tục (đạt 41,1%), dịch vụ công trực tuyến một phần 820 thủ tục (đạt 41,35%). Thực hiện kết nối liên thông 1.116 thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến đạt 81,8%.
Thực hiện việc xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu Quốc gia (CSDL) về dân cư, hộ tịch, địa chính, y tế, giáo dục... tạo nền tảng phát triển chính quyền số, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ và thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đến nay, toàn tỉnh đã cấp hơn 1,3 triệu thẻ căn cước công dân; cấp 959.002 tài khoản định danh điện tử, trong đó đã kích hoạt 881.511 tài khoản; đã nhập 1.183.176 dữ liệu hộ tịch trên nền CSDL Quốc gia về dân cư; đo đạc, lập bản đồ địa chính ở dạng số và dạng giấy cho 129/225 xã, thị trấn của 13 huyện, thành, thị với diện tích 232.823,71ha; triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử; triển khai đồng bộ phần mềm quản lý trường học, ứng dụng nền tảng học trực tuyến, học bạ điện tử...
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Ba chia sẻ: Nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Từ cuối năm học 2023-2024 đã thí điểm sử dụng học bạ điện tử, phần mềm này giúp cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch trong đánh giá, xếp loại học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh là giải pháp quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại thuộc lĩnh vực điện, điện tử trên địa bàn như: Sản phẩm tai nghe điện thoại di động và mô hình điện thoại di động của Công ty TNHH ALMUS VINA; công nghệ sản xuất sản phẩm camera kép và mô đun camera kép cho điện thoại thông minh của Công ty TNHH Công nghệ NAMUGA Phú Thọ; Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam...
Bên cạnh đó, nhiều công ty đã chủ động chuyển đổi số để bắt nhịp với xu thế, nhất là trong quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Theo baophutho.vn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.