Giải thưởng Sao Khuê 2024 có hơn 90% các sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, người dân...
Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 diễn ra ngày 13/4/2024 tại Hà Nội. Theo đó, Hội đồng Chung tuyển đã lựa chọn để trao Giải thưởng cho 169 đề cử từ 117 doanh nghiệp. Trong đó, có 03 giải pháp xuất sắc chuyển đổi số chính phủ, chính quyền; 13 đề cử xuất sắc giúp cải thiện, nâng cao văn hóa, chất lượng cuộc sống của cộng đồng; 30 đề cử thúc đẩy thị trường, tiêu dùng; 28 giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp tổ chức; 17 đề cử hỗ trợ các ngành kinh tế, doanh nghiệp lớn; 22 nền tảng - hạ tầng công nghệ xuất sắc; 23 dịch vụ số xuất sắc và 33 sản phẩm, dự án đổi mới sáng tạo tiêu biểu.
Đặc biệt, Hội đồng đã lựa chọn 11 đề cử để trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 - xếp hạng 5 sao và 10 đề cử xuất sắc nhất để trao top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và ông Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng trao giải cho doanh nghiệp xuất sắc.
Giải thưởng Sao Khuê 2024 có 57 lĩnh vực chia thành 08 nhóm gồm: Chính phủ, Chính quyền, Khu vực công; Cộng đồng và người dân; Quản trị doanh nghiệp; Kinh tế - Công nghiệp; Thị trường - Tiêu dùng; Hạ tầng - Công nghệ số; Đổi mới sáng tạo và Dịch vụ số.
Đặc biệt Giải thưởng còn giới thiệu, khuyến nghị sử dụng, kết nối hợp tác, làm bệ phóng hiệu quả cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, ứng dụng phần mềm, CNTT xuất sắc của người Việt, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số và phát triển bền vững.
Chương trình bình chọn Giải thưởng Sao Khuê năm thứ 21 được chính thức phát động vào ngày 09/01/2024. Sau gần 3 tháng phát động, Giải thưởng Sao Khuê 2024 ghi nhận số lượng đề cử đăng ký tham gia lớn nhất từ trước đến nay với 340 hồ sơ đề cử.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA: Toàn thế giới đang chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định chuyển đổi số, tăng trưởng xanh là một trong hai yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam là quốc gia được chọn cho chiến lược phát triển sắp tới với ưu thế lớn về nhân lực và địa chính trị. Những doanh nghiệp công nghệ số đang đứng trước những cơ hội rất lớn và cũng đang cần những nỗ lực sáng tạo, tinh thần và quyết tâm lớn hơn nữa. Ông Nguyễn Văn Khoa kỳ vọng, những năm tới, Giải thưởng Sao Khuê sẽ có những nền tảng, dịch vụ, giải pháp xuất sắc về bán dẫn, chuyển đổi số - xanh, tạo ra một kỳ tích phát triển mới của ngành, góp phần tạo ra kỳ tích tăng trưởng mới cho Việt Nam.
Theo most.gov.vn
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.