Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 06/11/2013
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn


Phú Thọ có 17.300ha rừng đặc dụng có hệ sinh thái đa dạng, phong phú có giá trị bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, gắn với danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường sinh thái, làm giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai. Để khai thác hết giá trị các khu rừng đặc dụng góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài cần tiến hành quy hoạch, đầu tư phát triển.

 Vườn  Quốc gia Xuân Sơn - nơi có nhiều tiềm năng lâm nghiệp cần được quy hoạch để phát triển KT-XH.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn - nơi có nhiều tiềm năng lâm nghiệp cần được quy hoạch để phát triển KT-XH.

Qua tổng hợp và khảo sát tổng diện tích 17.301,7ha rừng đặc dụng gồm đất lâm nghiệp: 16.578,4ha, đất ngoài lâm nghiệp: 723,3ha. Trong đó, Vườn quốc gia Xuân Sơn 15.048,0ha, Khu rừng Quốc gia Đền Hùng 538ha; Khu cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa 670,0 ha và Khu vực văn hóa lịch sử Phục Cổ huyện Yên Lập 330,0 ha. Thực vật rừng đặc dụng có 2.245 loài, 1.164 chi và 399 họ; 71 loài thực vật quý hiếm. Động vật có 514 loài, 115 họ và 36 bộ; 52 loài động vật quý hiếm. 3 khu rừng đặc dụng có bộ máy tổ chức quản lý (Vườn quốc gia Xuân Sơn, Khu DTLS Đền Hùng, Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ) còn 2 khu do chính quyền địa phương quản lý.

 Thông qua các chương trình nghiên cứu và đầu tư trong những năm qua, đã bảo tồn hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn đa dạng sinh học; kết cấu hạ tầng từng bước được xây dựng hoàn thiện, nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao.

Tuy nhiên, các khu rừng đặc dụng vẫn đang đối mặt với những thách thức, đó là cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng trong giai đoạn mới; cơ cấu tổ chức chưa thống nhất, biên chế cán bộ, công nhân viên của một số khu rừng còn thiếu; sức ép của các hoạt động sản xuất nông nghiệp đang tiềm ẩn những nguy cơ xâm lấn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học; cuộc sống của người dân trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm còn nhiều khó khăn… Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, lâm nghiệp đến năm 2020 nói riêng vấn đề quy hoạch phát triển rừng đặc dụng là cần thiết  nhằm xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ để tổ chức thực hiện phát triển hiệu quả rừng đặc dụng trong giai đoạn tới.

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng đến năm 2020 theo mục tiêu: Bảo tồn các hệ sinh thái ,nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm và tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng, giá trị di tích lịch sử, văn hóa bản địa và các nguồn lực... để phát triển du lịch, tạo việc làm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.

 Về lâm nghiệp các khu bảo tồn tập trung nghiên cứu tập đoàn cây trồng mọc nhanh và cây trồng bản địa, thông qua các biện pháp kỹ thuật công nghệ trồng, phục hồi, làm giàu, cải tạo và quản lý bền vững rừng tự nhiên, rừng trồng và nông lâm kết hợp. Trước mắt tập trung trồng mới rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích 596,5 ha; trồng rừng thay thế bằng cây bản địa 198,7 ha, tại Khu rừng cảnh quan Núi Nả, Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập và Khu rừng quốc gia Đền Hùng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên bình quân 1.141,0 ha/năm; bảo vệ rừng bình quân 15.182 ha/năm. Đi đôi với quản lý, phát triển cần đẩy mạnh hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo tồn và môi trường, tạo động lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng khu vực hành chính, cơ sở phục vụ quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển KT - XH, xây dựng các mô hình nông lâm, phát triển nguồn nhân lực, tạo ra phương thức, nguồn thu mới để đảm bảo cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát triển rừng trong thời gian tới để tổ chức quản lý khu rừng đảm bảo tính ổn định bền vững các khu rừng đặc dụng, phù hợp với thực tiễn và các tiêu chí phân loại theo quy định của Nhà nước, từ đó góp phần tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng. Có chương trình đầu tư xây dựng đúng đối tượng, đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo tồn, phát triển và nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, tạo việc làm và góp phần phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Nội dung thực hiện gồm những vấn đề chủ yếu: Giao khoán bảo vệ và bảo tồn theo hướng tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng; phục hồi các hệ sinh thái nhằm tăng diện tích rừng, tăng độ che phủ mặt đất, tạo cảnh quan, ngăn chặn việc tái lấn chiếm trồng cây nông nghiệp, bảo tồn nguồn gen, cải tạo môi trường sinh sống cho các loài động vật hoang dã và khả năng phòng hộ đầu nguồn của các con sông lớn trong khu vực.

Để đạt mục tiêu của chương trình cần tập trung quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động bảo tồn và phát triển rừng bao gồm: Nhà làm việc cho cán bộ quản lý bảo tồn và phát triển rừng, các trạm bảo vệ rừng kết hợp với điểm dừng chân của khách du lịch sinh thái trên các tuyến đường đi bộ… đường tuần tra canh gác kết hợp du lịch sinh thái và các công trình phụ trợ khác, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng và phát triển KT-XH vùng đệm cải thiện đời sống kinh tế của người dân, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích trong công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.

  Nhiều năm qua các khu rừng đặc dụng của tỉnh đã có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2012, rừng đặc dụng gắn với Khu di tích lịch sử Đền Hùng được UNESCO công nhận là di tích văn hóa nhân loại, Vườn Quốc gia Xuân Sơn được Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng kết nối với Đền Hùng thành điểm đến du lịch về cội nguồn dân tộc. Đây là cơ hội lớn để phát triển các khu rừng đặc dụng, do vậy với việc quy hoạch phát triển các khu rừng đặc dụng sẽ có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề để khai thác tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Lượt xem: 145



BÀI VIẾT KHÁC
Kích hoạt động lực kinh tế tư nhân
Kích hoạt động lực kinh tế tư nhân

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Phú Thọ đã có thêm 1.878 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 32% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế đạt 10,09% và thuộc nhóm cao nhất cả nước. Những con số ấn tượng này sẽ là nền tảng tạo nên sức bật cho nền kinh tế trong không gian phát triển mới sau sáp nhập đồng thời cũng là minh chứng cụ thể cho tinh thần “hành động quyết liệt” nhằm ....

Ngày 18/07/2025
Họp tiểu ban văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030
Họp tiểu ban văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030

baophutho.vn.Ngày 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Ngày 16/07/2025
Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.

Ngày 15/07/2025
Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững ở Cự Đồng
Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững ở Cự Đồng

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Ngày 11/07/2025
Cùng chuyển động vì mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Cùng chuyển động vì mục tiêu tăng trưởng 2 con số

PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.

Ngày 11/07/2025
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi tất yếu cho tăng trưởng bền vững
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi tất yếu cho tăng trưởng bền vững

baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.

Ngày 08/07/2025
Thông báo đường dây nóng Lịch tiếp công dân Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Mời tham dự CĐS 2025 ​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng - công nghiệp - toà nhà năm 2025 Cẩm nang tiết kiệm điện cho hộ gia đình Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Du Lịch Điện Biên

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

2

PAKN từ chối xử lý

0