Nội dung Quy hoạch bám sát chỉ tiêu, yêu cầu về kiện toàn, sắp xếp các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập; mục tiêu, định hướng quy hoạch đã xác định theo các định hướng ưu tiên phát triển KH&CN quốc gia, ngành, lĩnh vực và các xu thế về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), phát triển kinh tế - xã hội...
Tại phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) do Bộ KH&CN tổ chức chiều ngày 22/5/2023, các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự đã đánh giá cao việc đầu tư công sức xây dựng Quy hoạch của Ban soạn thảo, đồng thời đề xuất nhiều nội dung nhằm hoàn thiện Quy hoạch. Phiên họp do đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì. Tham dự phiên họp có đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN, Ủy viên Hội đồng; các thành viên Hội đồng; các nhà khoa học; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.
Hội đồng thẩm định đã nghe đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch báo cáo tóm tắt nội dung Quy hoạch; đại diện Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ KH&CN) - Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định về Quy hoạch; ý kiến phản biện của các chuyên gia và ý kiến của đại diện một số Bộ, ngành.
Toàn cảnh phiên họp.
Theo đó, Quy hoạch đã triển khai theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch. Đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức có liên quan đã nỗ lực, phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, đề xuất nội dung quy hoạch. Nội dung Quy hoạch bám sát chỉ tiêu, yêu cầu về kiện toàn, sắp xếp các tổ chức KH&CN công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; mục tiêu, định hướng quy hoạch đã xác định theo các hướng ưu tiên phát triển KH&CN quốc gia, ngành và lĩnh vực, các xu thế về phát triển KH,CN&ĐMST, phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch đã đề ra được các giải pháp tổng thể từ cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, phát triển nhân lực, thay đổi mô hình phương thức quản lý… nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN công lập theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2030 và các năm tiếp theo. Xác định đến năm 2050 mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động KH,CN&ĐMST của đất nước; một số tổ chức KH&CN công lập bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành KH&CN.
Thứ trưởng thường trực Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại phiên họp.
Thứ trưởng thường trực Bộ KH&CN Trần Văn Tùng khẳng định, trong thời gian qua, Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đã triển khai theo đúng quy định của pháp luật về lập quy hoạch. Đơn vị được giao nhiệm vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đã nỗ lực, phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, đề xuất quy hoạch. Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc xây dựng Quy hoạch sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN công lập hoạt động tốt hơn, đáp ứng những yêu cầu của ngành, xã hội bằng các giải pháp KH&CN.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận tại phiên họp.
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh, để sớm hoàn thiện nội dung Quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ KH&CN sẽ tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch theo ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành, ý kiến của các chuyên gia và kết luận của Hội đồng thẩm định.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ, đơn vị lập quy hoạch bổ sung đánh giá về Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập giai đoạn trước; bổ sung thông tin đánh giá về hiện trạng của các tổ chức KH&CN công lập hiện nay; Rà soát đối tượng đưa vào quy hoạch để bảo đảm phù hợp với nội dung giao nhiệm vụ; rà soát, bổ sung thông tin luận giải cụ thể về các chỉ tiêu đưa vào quy hoạch, đặc biệt là chỉ tiêu đến năm 2030 giảm 20% số lượng đầu mối các tổ chức KH&CN công lập có mặt tại thời điểm năm 2017, phương án cụ thể, nguyên tắc giảm; phương án quy hoạch cần thể hiện theo đúng các nội dung nêu ra tại quan điểm quy hoạch, nhất là yêu cầu quy hoạch theo hướng mở và linh hoạt, bám sát định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực theo đúng định hướng của Bộ Chính trị tại các Nghị quyết phát triển vùng.
Cùng với đó, Bộ KH&CN lập báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản của các Bộ, ngành, chuyên gia, ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự phiên họp thẩm định, ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và kết luận của Hội đồng thẩm định.
Bộ trưởng đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định tiếp tục rà soát, khẩn trương bổ sung ý kiến tham gia thẩm định (nếu có); các thành viên Hội đồng, đơn vị lập quy hoạch và đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định, các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương, tích cực phối hợp, hỗ trợ trong việc hoàn chỉnh các công việc tiếp theo đúng quy định./.
Theo most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.