Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 17/7/2024, các đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh đã biểu quyết thông qua tờ trình về Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh.
Theo quyết nghị, HĐND TP. Hồ Chí Minh xác định phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.
HĐND TP. Hồ Chí Minh xác định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Theo đó, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định mua sắm tài sản có giá trị đến 1 tỷ đồng/1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Sở phê duyệt, trường hợp trên 1 tỷ đồng/1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có ý kiến của UBND TP. Hồ Chí Minh trước khi quyết định.
Đồng thời, Thủ trưởng đơn vị dự toán ngân sách được UBND TP. Hồ Chí Minh giao quản lý, sử dụng kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quyết định mua sắm tài sản đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương giao UBND TP. Hồ Chí Minh quản lý kinh phí.
Đối với thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do đơn vị phê duyệt.
HĐND TP. Hồ Chí Minh giao UBND TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Nghị quyết kịp thời, thống nhất trên địa bàn TP; đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của TP. Hồ Chí Minh và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền được giao tại Nghị quyết này có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức, điều kiện, phương thức, trình tự thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, việc đưa ra hạn mức mua sắm tài sản của nhiệm vụ khoa học và công nghệ do hiện nay ngân sách nhà nước nói chung và chi tiêu cho khoa học và công nghệ ngày càng hạn hẹp. Chính quyền thành phố cho rằng, ngân sách chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm nên tập trung chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc quy định mức trần mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm hạn chế các đề xuất nhiệm vụ nhưng bản chất chủ yếu để đầu tư trang thiết bị. Mua sắm trong nhiệm vụ theo chính quyền TP. Hồ Chí Minh nếu có phát sinh cũng chỉ trang bị thêm một số tài sản giá trị nhỏ, cần thiết phục vụ nghiên cứu.
Thực tế thời gian qua, các nhiệm vụ khoa học công nghệ của TP. Hồ Chí Minh không bố trí kinh phí mua sắm tài sản thực hiện nghiên cứu. Cơ quan chủ trì yêu cầu các đơn vị nghiên cứu phải có tài sản cơ bản phục vụ cho hoạt động đơn vị. Thống kê từ 2018 đến nay, trung bình mỗi năm Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh phê duyệt 65 nhiệm vụ, trong đó có 70% nhiệm vụ khoa học công nghệ, còn lại thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ có hơn 70% là mua sắm hàng hóa, dịch vụ, chưa phát sinh mua sắm tài sản. TP TP. Hồ Chí Minh đang triển khai đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Hiện có 9 trong số 10 hồ sơ đề án có nội dung mua sắm phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ. Song, trong đề án này, chính quyền thành phố chủ trương đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm hiện đại cho trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế, phục vụ nghiên cứu khoa học.
Theo vista.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.