Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định mục tiêu: xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là động lực để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều định hướng chỉ đạo, cơ chế, chính sách, quản lý quan trọng cho phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo của tỉnh Phú Thọ như Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 17/12/2012, Quyết định số 25 ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh; Chương trình phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ, định hướng đến 2020; Kế hoạch số 5321/KH-UBND hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030; Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 1492/KH-UBND về triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; mã số mã vạch, ghi nhãn hàng hóa và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2025. Từ những định hướng của tỉnh, bằng việc cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan để áp dụng vào thực tế phù hợp với đặc thù của tỉnh. Qua đó, đầu tư ngân sách cho hoạt động KH&CN hàng năm được nâng lên (riêng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gần 300 tỉ đồng) góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh. Mạng lưới hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng cường và củng cố.
Kết quả các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống đã có những đóng góp tích cực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng số nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, cấp tỉnh là 287 nhiệm vụ với tổng kinh phí thực hiện là trên 375 tỷ đồng, tập trung vào 08 chương trình trọng tâm. Qua đó, đã chuyển giao ứng dụng được trên 200 quy trình công nghệ và trên 1000 lượt người dân được đào tạo tập huấn, tạo sự gắn kết giữa người dân và doanh nghiệp hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và thương mại hóa, đã góp phần quan trọng thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm khuyến khích phát triển của tỉnh trong thời gian qua như: Phát triển các sản phẩm chè, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất rau, hoa quả an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất và chế biến dược liệu, phát triển các sản phẩm Ocop,... Bên cạnh đó, nhiều kết quả trong các lĩnh vực y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, lĩnh vực phục vụ phát triển công nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, khoa học xã hội và nhân văn, bảo vệ môi trường đã được phát huy, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cung cấp nhiều luận cứ quan trọng phục vụ công tác định hướng, chỉ đạo điều hành. Hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới công nghệ được quan tâm thường xuyên (số doanh nghiệp được hỗ trợ là 110 doanh nghiệp với số tiền gần 34 tỉ đồng được hỗ trợ) đã góp phần thúc đẩy khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, định hướng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc, quy tụ 30 Startup tiêu biểu nhất của vùng, các chuyên gia, quỹ đầu tư, các nhà quản lý. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm, khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của những ý tưởng, dự án, sản phẩm, mô hình kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp mang tính đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Cùng với việc hoàn thiện chính sách phát luật cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) thì việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh. Việc thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ được quan tâm triển khai phù hợp với điều kiện thực tế thông qua nhiều đề án, đề cao vai trò của doanh nghiệp trong việc kết nối giữa sản xuất với thị trường; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân theo phương thức ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Công tác xác lập, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhiều tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của việc xác lập, phát huy và bảo vệ tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến nay, đã có 38 sản phẩm được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (02 chỉ dẫn địa lý, 08 nhãn hiệu chứng nhận, 28 nhãn hiệu tập thể). Công tác sáng kiến đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến vào trong thực tế công tác (đến nay, đã có trên 4000 sáng kiến cấp cơ sở và gần 200 sáng kiến cấp tỉnh được công nhận).
Có thể nói, những kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng trong phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Để tiếp tục có những định hướng mới cho sự phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp trong giai đoạn tới, ngày 02/8/2022, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết 76-NQTU về thực hiện Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chương trình số 3079/CTr-UBND ngày 09/8/2022 về Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030. Nghị quyết và Chương trình đã đưa ra những giải pháp lớn, quan trọng để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đó là: Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Huy động nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trình độ và năng lực sáng tạo cao; Phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh; Phát triển thị trường khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, liên kết với hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ; Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Những giải pháp đặt ra sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Nguyễn Duy Anh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.