Trình bày tham luận tại Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng, hiện đại hóa đất nước” do Hội đồng Lý luận Trung ương (Đảng Cộng sản Việt Nam) phối hợp với Ban Tuyên truyền Trung ương (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/1/2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, Bộ KH&CN sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà khoa học để lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang tham dự và trình bày tham luận “Kinh nghiệm phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” tại Hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang trình bày tham luận tại Hội thảo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, trong những năm qua, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KH&CN các cơ chế chính sách cũng đã được đổi mới, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hoạt động KH&CN của các ngành, lĩnh vực. Đối với nội dung quản lý và bảo vệ môi trường, các cơ chế chính sách về KH&CN bám sát, phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển ngành.
Thứ trưởng cho biết, để triển khai chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ KH&CN trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đã xây dựng và triển khai một số chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ quản lý và bảo vệ môi trường như: Chính sách nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, trong đó hỗ trợ phát triển KH&CN lĩnh vực công nghiệp môi trường; bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; cảnh báo và dự báo tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển... thông qua các Chương trình KH&CN cấp quốc gia; Chính sách phát triển nguồn lực nhằm hỗ trợ để ươm tạo công nghệ, ươm tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, tạo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN…
Các đại biểu, nhà khoa học hai nước chụp ảnh tại Hội thảo.
Đề cập đến những đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ môi trường đối với từng ngành/lĩnh vực và địa phương ở Việt Nam, Thứ trưởng cho biết những kết quả nổi bật triển khai các Chương trình KH&CN giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như: Về bảo vệ môi trường đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ nhằm xử lý chất thải rắn, chất thải, rác thải sinh hoạt; xử lý chất thải công nghiệp, làng nghề, chất thải chăn nuôi; xử lý sự cố môi trường; xây dựng các mô hình kinh tế xanh và một số mô hình, giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường phù hợp với tăng trưởng xanh.
Về quản lý tài nguyên đã xác lập cơ sở khoa học cho việc nhận dạng đầy đủ và đánh giá đúng vị thế của các dạng tài nguyên thiên nhiên quan trọng; nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đã cung cấp luận cứ khoa học, góp phần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động khoáng sản, Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai nhiệm vụ đánh giá, phát huy các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên di truyền thông qua số lượng và tỷ lệ nguồn gen được đánh giá cho lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, an ninh quốc phòng...
Thứ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ/ngành, địa phương liên quan để định hướng một số hoạt động đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu, áp dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trên thế giới cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường. Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và cacbon thấp thông qua các Chương trình KH&CN. Bên cạnh đó, rà soát và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật hỗ trợ nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường; Tiếp tục triển khai kiểm soát và xây dựng cách thức thống kê thường xuyên đối với các hàng hóa là máy móc thiết bị, công nghệ và các loại sản phẩm có ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe thêm các tham luận của các nhà khoa học hai nước xoay quanh chủ đề chính như: Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, tăng cường năng lực quản lý nhà nước và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở Việt Nam; Thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế văn minh sinh thái…
Theo most.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.