Phát triển phân bón hữu cơ để có nông nghiệp "sạch"
Nước ta có quy mô nông nghiệp đứng thứ 18 trên thế giới, đứng thứ hai trong khu vực Đông-Nam Á, và đang trong giai đoạn hướng đến phát triển một nền sản xuất nông nghiệp "xanh, sạch, an toàn, bền vững". Trong đó, việc ứng dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá là một trong những giải pháp “then chốt”.
Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ để có nền nông nghiệp “sạch”
Phân bón là “vật tư đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên trong một thời gian dài, việc lạm dùng phân bón vô cơ, phân bón hoá học ở nước ta đã gây ô nhiễm môi trường canh tác cũng như môi trường sống, và cho ra các sản phẩm nông nghiệp kém chất lượng, “thiếu an toàn”. Theo thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ, phân bón hoá học đang chiếm đến hơn 90% trong nông nghiệp, trong khi phân bón hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Việc này dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta rất thấp, nhìn chung chỉ khoảng đạt 45% đến 50%.
Theo PGS.TS Phạm Thị Vượng, Quyền Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), khi nông dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón vô cơ, phân bón hoá học trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại bốn lợi ích: Thứ nhất là bảo đảm môi trường sống và nguồn nước “sạch” hơn; thứ hai là môi trường canh tác, cây trồng sẽ “khoẻ hơn”, giảm phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng như các loại thuốc BVTV khác; thứ ba là cho ra sản phẩm nông sản “sạch” và an toàn hơn, có giá trị hơn trên thị trường, tăng khả năng xuất khẩu; và cuối cùng là tận dụng được các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt để tái sử dụng được vào sản xuất phân bón hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển, cũng như ứng dụng của phân bón hữu cơ trong nền nông nghiệp, bảo vệ môi trường.
Để phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững thì chúng ta cần phải xây dựng nền nông nghiệp có hệ thống các cơ sở sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường. Chúng ta cần phải đi theo xu thế bón phân hữu cơ, dùng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học thế hệ mới và phải giảm mạnh tỷ lệ sử dụng phân vô cơ trong nông nghiệp.
Trong thời gian tới, Chính phủ chủ trương tăng nhanh tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ một cách hợp lý trong sản xuất nông nghiệp, để vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa nâng cao chất lượng nông sản, đồng thời phục hồi dần hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi lạm dùng phân bón vô cơ, phân bón hoá học.
Tiềm năng phát triển ngành phân bón hữu cơ
Ở Việt Nam, phân bón hữu cơ cũng được sử dụng từ xa xưa, tuy nhiên, ở quy mô sản xuất công nghiệp thì mới chỉ phát triển trong vòng vài năm trở lại đây, khi nhu cầu sử dụng các nông sản an toàn, nông sản hữu cơ ngày càng tăng. Đây chính là động lực thúc đẩy phát triển ngành sản xuất phân bón hữu cơ ở nước ta, được đánh giá là rất tiềm năng.
Theo thống kê, khối lượng nhập khẩu phân bón hữu cơ của nước ta đều tăng mạnh trong ba năm gần đây. Chỉ riêng năm 2017, khối lượng nhập khẩu phân hữu cơ của nước ta đạt khoảng 220 nghìn tấn, tăng gấp hai lần so với năm 2016. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt, sản xuất nông nghiệp đã, đang và sẽ tăng đều từng năm.
Về nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, Việt Nam mỗi năm có khoảng 60-70 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp, trong thủy sản có khoảng 20 triệu tấn có thể tái sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ. Ngoài ra, chúng ta còn có nguồn phân bùn dồi dào và rất có giá trị để sản xuất phân bón hữu cơ.
Bên cạnh đó, việc tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt thành nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế, nếu phát triển tốt sẽ có thể tạo thành một chuỗi giá trị “khép kín”.
Tính đến tháng 12/2017, tại Việt Nam, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp đã đăng ký trong Giấy phép sản xuất phân bón là 713 sản phẩm. Về năng lực sản xuất, cả nước hiện có 180 cơ sở được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ, trong đó, có khoảng 150 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bón hữu cơ với tổng công suất đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cần đạt công suất 3 triệu tấn/năm đối với phân bón hữu cơ được sản xuất công nghiệp.
“Mô hình” phát triển doanh nghiệp phù hợp xu thế
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm được đánh giá là một trong những doanh nghiệp “đi đầu” trong sản xuất phân bón hữu cơ và nông nghiệp “sạch” hiện nay. Tuy quy mô chưa thực sự lớn, nhưng Quế Lâm hiện đang phát triển tốt khi xác định hướng đi phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn, bền vững”.
Trải qua gần 20 năm phát triển, hiện Quế Lâm có 12 công ty thành viên với hơn 1.500 nhân sự, trong đó có bảy nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ đang hoạt động trên cả ba miền. Quế Lâm có các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp “sạch” như: phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Tuy nhiên, trong quá trình gần 20 năm hoạt động phát triển, không phải lúc nào công việc sản xuất, kinh doanh của Quế Lâm cũng được thuận lợi. Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT của Quế Lâm chia sẻ, trong suốt thời gian dài, việc sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của Quế Lâm rất khó khăn, khi bà con nông dân đã quen với việc sử dụng phân bón vô cơ, phân bón hoá học. Chỉ vài năm gần đây, việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh nói riêng, phân bón hữu cơ nói chung mới được đông đảo bà con hưởng ứng. Ông Lam cho rằng, đây là những tín hiệu rất khả quan.
Mặc dù vậy, theo ông Lam, để có thể phát triển ngành sản xuất phân bón hữu cơ ở nước ta đủ để đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn, bền vững”, cần có sự chung tay của nhiều doanh nghiệp và của nhiều người. Theo ông Lam, một mình Quế Lâm sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phân bón hữu cơ dành cho phát triển, cho dù Tập đoàn này hiện đang mở rộng sản xuất phân bón hữu cơ, khi đầu tư xây dựng thêm nhà máy thứ tám với công suất dự kiến 100 nghìn tấn/năm sau khi đi vào hoạt động.
Hiện nay, các sản phẩm phân bón hữu cơ của Quế Lâm được các đối tác, bạn hàng như Tập đoàn Cao-su Việt Nam, Chè Tam Đường... tín nhiệm và được đông đảo bà con nông dân tin dùng. Quế Lâm đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn châu Âu để sản xuất ba dòng sản phẩm phân bón hữu cơ chính gồm phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng.
Bên cạnh hoạt động sản xuất phân bón hữu cơ, Quế Lâm còn đẩy mạnh các hoạt động liên kết trong đầu tư giống, quy trình chăm bón, hướng dẫn cho bà con nông dân nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản “xanh, sạch, an toàn, bền vững”. Bước đầu, các sản phẩm nông sản hữu cơ của Quế Lâm như: gạo, trà, tiêu, thanh long, cà phê, rau củ quả… đã được người tiêu dùng quan tâm, tin dùng trên phạm vi cả nước.
Để sớm đạt mục tiêu trở thành nền sản xuất nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn, bền vững", bên cạnh sự quan tâm của Chính phủ, sự hưởng ứng của đông đảo bà con nông dân, thì cần có thêm những mô hình doanh nghiệp như Quế Lâm.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ