Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 23/02/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững


 Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, cạnh tranh thị trường nhưng những năm gần đây nhờ các chính sách đầu tư, phát huy thế mạnh của từng vùng và đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. 

 

 

images1233435-ca--1-.jpg
Mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy
Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản với 10.500ha tổng diện tích nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích chuyên nuôi đạt 5.350ha (nuôi thâm canh đạt 1.700ha, nuôi bán thâm canh 3.650ha); nuôi hồ chứa 1.800ha; ruộng 1 vụ 3.050ha; tổng số lồng nuôi trên sông và hồ chứa đạt 1.473 lồng/bè; tổng sản lượng thủy sản đạt 34.400 tấn/năm. Tính riêng năm 2017, các cơ sở sản xuất và ương nuôi con giống trên địa bàn tỉnh sản xuất, ương nuôi ước đạt trên 3.000 triệu con giống các loại (cá bột, cá hương, cá giống); tỷ lệ giống thủy sản có giá trị cao đưa vào nuôi thả chiếm 38,5%; cung ứng ước đạt trên 130 triệu con giống các loại phục vụ người nuôi.
Thanh Thủy được coi là điểm sáng trong phát triển thủy sản của tỉnh với 1.332ha mặt nước nuôi thả các loại thủy sản; tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 4.075 tấn/năm. Nuôi trồng thủy sản ở Thanh Thủy đã có từ lâu đời nhưng nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tính đến nay trên toàn huyện có gần 450 lồng cá; sản lượng từ nuôi thả ước đạt 3.574 tấn/năm. Tại các xã Bảo Yên, Xuân Lộc, Đoan Hạ, người dân đã tận dụng nguồn nước sông Đà phát triển nghề nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần với nuôi cá ở ao, hồ, đầm. Nuôi cá lồng đã trở thành hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân ở địa phương. Anh Nguyễn Đạo Luật Chí, một trong các hộ nuôi có quy mô lớn ở khu 4 xã Bảo Yên cho biết: “Sau khi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật về cách nuôi và chăm sóc cá lồng trên sông, gia đình anh đã đầu tư làm gần 20 lồng cá với 1.500m3, thả cá trắm đen, điêu hồng, lăng chấm, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập ước đạt 1 tỷ đồng/năm. Còn cá lăng chấm hơn 1 năm mới cho thu hoạch nhưng lợi nhuận cũng khá cao (bình quân 150.000 đồng/kg mà mỗi 1 lồng đến kỳ thu hoạch khoảng 4 tấn cá)”. Hay anh Dương Tiến Dũng ở xã Xuân Lộc có 15 lồng cá thì có 2  lồng cá lăng, ngoài ra anh còn thả thêm các giống cá đặc sản như cá trắm đen, chép giòn, cá điêu hồng… ước tính thu về vài trăm triệu đồng tiền lãi.
Thủy sản đã trở thành hướng đi thoát nghèo, làm giàu chính đáng của nhiều địa phương. Phát huy thế mạnh này, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho phát triển thủy sản; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, khuyến ngư, chính sách về tín dụng, cho thuê mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, tập quán nuôi thủy sản của người dân chuyển biến tích cực từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang đầu tư nuôi thâm canh. Hiệu quả sử dụng mặt nước được nâng lên, nhiều mô hình nuôi thâm canh cho năng suất, hiệu quả cao được nhân rộng.
Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản là nghề có vốn đầu tư lớn, trung bình đầu tư 1 lồng, 1ha nuôi thâm canh cần trên 200 triệu đồng, trong khi đó khả năng đầu tư của người dân còn hạn chế. Cá lồng được người dân nuôi tập trung ở sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn nên mức độ rủi ro do thiên tai lại càng cao. Năm 2017, do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lớn đã làm tràn trên 981ha ao nuôi. Cùng với đó, hoạt động xả lũ các hồ thủy điện làm thiệt hại 576 lồng nuôi trên sông, sản lượng thiệt hại trên 1.000 tấn; tổng giá trị thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Ngoài những khó khăn do thiên tai gây ra thì hạn chế về kiến thức của người dân trong nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy trình kỹ thuật, an toàn thực phẩm, phòng trừ bệnh cho cá. Đặc biệt, việc quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi chưa phát triển, người nuôi chưa chủ động về thị trường đầu vào và đầu ra cũng là những lý do khiến việc đầu tư quy mô lớn còn nhiều khó khăn.
Xác định sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm, tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu là xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tăng nhanh thu nhập và mức sống của lao động nông thôn.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh: “Để thủy sản của tỉnh phát triển bền vững, thời gian tới, Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục tham mưu với Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ người nuôi. Trong đó chú trọng quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi thủy sản cho người dân. Kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp đầu tư mở rộng sản xuất; tập trung hướng dẫn cho 100% các hộ nuôi cá lồng về kiến thức nuôi cá theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp mã cho toàn bộ số lồng nuôi cá để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng thương hiệu cá sông Đà, cá sông Lô để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm; tổ chức lại sản xuất theo hướng thu hút doanh nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác xã, trang trại tạo điều kiện đầu tư xây dựng hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định”.
Cùng với nhiều giải pháp có tính lâu dài, hy vọng thủy sản Phú Thọ sẽ phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản của tỉnh bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 3,5%/năm, riêng thủy sản tăng 8,1% theo nội dung đã đề ra tại Quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Lượt xem: 156



BÀI VIẾT KHÁC
test
test

Test thử chức năng

Ngày 09/11/2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.

Ngày 18/10/2018
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu

Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.

Ngày 16/10/2018
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy

Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 16/10/2018
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển

“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.

Ngày 11/10/2018
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt

Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ

Ngày 08/10/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0