Phú Thọ được thiên nhiên ưu ái có thời tiết, khí hậu, địa hình thuận lợi, phù hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển. Những năm qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu chè Đất Tổ, góp phần đưa cây chè trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế.
Người dân huyện Thanh Sơn thu hoạch chè tươi..
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.000ha chè, trong đó hơn 3.000ha chè được sản xuất theo quy trình an toàn, vệ sinh thực phẩm; năng suất chè đạt 118 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 185 nghìn tấn/năm đồng thời đã hình thành chuỗi sản xuất liên kết giá trị thông qua việc hỗ trợ các cơ sở chế biến kinh doanh chè xanh, các HTX, làng nghề về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè, thiết kế bao bì, nhãn mác, đăng ký mã số, mã vạch và kết nối thị trường tiêu thụ tại siêu thị, hội chợ, các địa phương và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh...
Mặc dù năng suất, chất lượng chè đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên, giá trị đem lại từ cây chè vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều hộ trồng chè còn mang nặng tập quán, tâm lý sản xuất nhỏ lẻ; việc liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, chỉ sản xuất bán thành phẩm hoặc xuất khẩu dưới dạng thô, không có bao bì, nhãn mác nên giá bán thấp; khoảng 60% cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu hoặc có nhưng không đủ sản xuất; nhiều cơ sở chế biến với thiết bị, công nghệ lạc hậu, dây chuyền thiếu đồng bộ…
HTX Chè an toàn xã Long Cốc đóng gói sản phẩm.
Ra đời từ năm 2018, HTX Chè an toàn xã Long Cốc, huyện Tân Sơn do chị Phạm Thị Hạnh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc đang từng bước xây dựng thương hiệu tạo chỗ đứng trên thị trường. HTX hiện liên kết với 20 hộ trồng chè với diện tích 37ha, trong đó có 12ha được chứng nhận VietGAP với doanh thu trên một tỷ đồng/năm, số còn lại mặc dù chưa được chứng nhận nhưng các hộ liên kết vẫn thực hiện cam kết trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, dưới sự quản lý của HTX, kiểm tra ngẫu nhiên theo lô và kiểm tra 100% đầu vào – chè tươi để đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chị Hạnh trăn trở: “Chúng tôi có hệ thống sản xuất chè đảm bảo công suất tuy nhiên việc lựa chọn chè đầu vào phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng nên đôi khi nguyên liệu thiếu rất nhiều. Chúng tôi đang vận động người dân tham gia vào HTX, trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo thương hiệu chè để không có những trường hợp “đạo nhái” chè, “đạo nhái” thương hiệu làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như nhãn hiệu chứng nhận chè Phú Thọ”.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, phải xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, tổ chức sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị; quy hoạch ổn định vùng chè an toàn ở các vùng chè trọng điểm; xây dựng quy chế quản lý gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, từ đó mới tăng giá trị, hiệu quả cây chè và xây dựng được thương hiệu chè.
Là một trong những HTX tiên phong vận động người dân tham gia trồng chè an toàn, ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc HTX sản xuất, chế biến chè Đá Hen, huyện Cẩm Khê chia sẻ: “HTX đã xây dựng hệ thống quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể và ban hành quy trình kỹ thuật nội bộ về canh tác, chăm sóc, chế biến sản phẩm; xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhãn hiệu tập thể. Trung bình mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường khoảng 6 tấn chè xanh chất lượng cao, đưa sản phẩm tiếp cận rộng hơn tới thị trường trong và ngoài nước”.
Du khách thăm quan tại vùng trông chè nguyên liệu.
Để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ, gắn mục tiêu phát triển bền vững cây chè, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về phát triển nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025 có 100% sản phẩm chè của các doanh nghiệp, HTX tham gia chương trình OCOP của tỉnh đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ ba sao trở lên được tư vấn, hướng dẫn rà soát điều kiện, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ. 100% sản phẩm chè mang nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ có truy xuất nguồn gốc, được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy chế quản lý của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đang chú trọng đưa cây chè vào phát triển du lịch, tạo các tuyến du lịch, các điểm dừng chân thăm quan đồi chè góp phần lan tỏa, quảng bá thương hiệu chè Đất Tổ.
Phát triển vùng chè an toàn theo hướng bền vững là yêu cầu bắt buộc để có thể xây dựng thương hiệu chè vững mạnh trên thị trường để cây chè thực sự không chỉ là cây trồng giúp giảm nghèo, thoát nghèo mà trở thành cây mang lại sự giàu có đối với bà con nông dân.
Theo baophutho.vn
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.