Thông tin từ nhiều địa phương, Chương trình đảm bảo chất lượng GD trường học (SEQAP) đã kết thúc nhưng những sáng kiến, những bài học, kết quả từ Chương trình vẫn tiếp tục được thực hiện trong năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo.
Nỗ lực duy trì dạy học cả ngày
Thanh Hóa có 72 trường tham gia SEQAP, thuộc 11 huyện; trong đó có 8 huyện miền núi, 2 huyện vùng biển và một huyện trung du khó khăn. Trong 72 trường, có 33 trường thuộc xã đặc biệt khó khăn (chiếm tỉ lệ 45,83%). Có 188 điểm trường, 1.141 lớp và 25.486 HS tham gia SEQAP trong năm học 2015 - 2016.
Tại địa phương này, Chương trình SEQAP sẽ kết thúc vào 31/12/2016. Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của Sở GD&ĐT là sẽ tiếp tục tổ chức dạy học cả ngày ở 72 trường đã tham gia SEQAP. Các đơn vị thuận lợi vận động cha mẹ HS hỗ trợ bữa ăn trưa, các đơn vị khó khăn bàn bạc thống nhất với phụ huynh và cộng đồng trích khoản kinh phí Nhà nước cấp hằng tháng để tiếp tục duy trì bữa ăn trưa trong các ngày học cả ngày ở trường.
Với các trường thực hiện T30 ở Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện T30 và có lộ trình phấn đấu thực hiện T35. Các đơn vị thực hiện T35 tiếp tục thực hiện có hiệu quả và tiến dần bán trú cho toàn bộ HS.
Tại Yên Bái, Sở GD&ĐT đã xác định những nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo phát huy hiệu quả từ Chương trình SEQAP một cách bền vững.
Theo đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tăng số HS được học cả ngày, đồng thời tăng số HS được tổ chức ăn trưa tại trường bằng việc kết hợp các nguồn kinh phí khác nhau như thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ HS và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; kinh phí từ các nhà hảo tâm hỗ trợ; kinh phí đóng góp của cha mẹ HS...
Chú trọng tổ chức các chuyên đề tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thông qua hoạt chuyên môn, tập trung chỉ đạo sát sao công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm, sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề. Tăng cường đánh giá hiệu quả tập huấn, bồi dưỡng thông qua việc tổ chức dự giờ quan sát lớp học. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá việc áp dụng các nội dung trong thực tế dạy học và quản lí.
Tiếp tục bảo quản tốt, khai thác, sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, thiết bị mà SEQAP đã đầu tư, đáp ứng nhiệm vụ chung của nhà trường trong việc tổ chức dạy học cả ngày. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa GD, huy động toàn xã hội cộng đồng trách nhiệm, tham gia cùng với nhà trường trong việc tổ chức dạy học cả ngày, đặc biệt tổ chức bán trú cho HS, tạo điều kiện cho các em được học tập trong điều kiện tốt nhất.
Sở GD&ĐT Yên Bái đồng thời nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng buổi học thứ hai trong trường tiểu học dạy học cả ngày bằng việc biên soạn “Chương trình dạy học buổi hai trong trường tiểu học dạy học cả ngày”, đã thực hiện từ tháng 9/2016. Sau 1 năm thực hiện, Sở sẽ tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Những đề xuất duy trì bền vững kết quả SEQAP
Báo cáo tổng kết SEQAP của Sở GD&ĐT Trà Vinh đã đưa ra những đề xuất kiến nghị về duy trì bền vững kết quả của Chương trình. Theo đó, các trường tham gia SEQAP tiếp tục duy trì hoạt động dạy học cả ngày theo mô hình hiện có với 100% số lớp, từng bước tiến tới việc dạy học theo mô hình T35 trước năm 2020.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện biện pháp dạy tăng cường Toán, Tiếng Việt và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp một cách linh hoạt, mềm dẻo tùy theo trình độ HS và tình hình thực tế của nhà trường. Sắp xếp thời khóa biểu mang tính liên tục, hệ thống, hợp lý giữa các môn học, các tiết chính khóa và tăng cường để tăng hiệu quả ôn tập - củng cố kiến thức, kỹ năng cho HS. Sử dụng các tài liệu đã được Chương trình tập huấn để tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ giáo viên trong thời gian tiếp theo.
Sở GD&ĐT đồng thời nhắc đến việc tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, hiệu quả theo định hướng đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Duy trì ăn trưa cho HS trên cơ sở thực hiện các chính sách của Chính phủ cho HS vùng khó khăn và huy động sự đóng góp của cha mẹ HS, các tổ chức, cá nhân. Duy trì và phát huy hiệu quả của SEQAP Online trong sử dụng để giám sát việc triển khai các hoạt động dạy học cả ngày.
Đối với các trường ngoài SEQAP, kiến nghị trong báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT Trà Vinh là tùy tình hình thực tế, các trường tổ chức linh hoạt hoạt động dạy học cả ngày ở một số ngày (loại hình dạy học hơn 5 buổi/tuần) hoặc dạy học 2 buổi/ngày, để chuẩn bị thực hiện việc tổ chức dạy học cả ngày theo chiến lược phát triển GD tiểu học đến năm 2020.
Tổ chức thực hiện biện pháp dạy tăng cường Toán, Tiếng Việt, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và sắp xếp thời khóa biểu như các trường SEQAP. Tổ chức tập huấn các mô đun của SEQAP theo nhu cầu thực tế của nhà trường để tổ chức thống nhất như các trường SEQAP.
Tương tự, Sở GD&ĐT Tuyên Quang cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm duy trì bền vững kết quả của SEQAP. Theo Sở này, cần tiếp tục duy trì thực hiện dạy học cả ngày như những năm học vừa qua. Tích cực thực hiện công tác xã hội hoá, vận động các tổ chức đoàn thể xã hội, quần chúng nhân dân và hội cha mẹ HS đóng góp hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, đóng góp kinh phí để duy trì bền vững công tác bán trú, HS được tổ chức ăn trưa tại trường.
Đối với các trường tiểu học khác trong toàn tỉnh: Tiếp tục thực hiện và áp dụng mô hình trường tiểu học dạy học cả ngày; huy động sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể xã hội, cha mẹ HS đóng góp kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động và tổ chức cho HS ăn trưa, bán trú tại trường; kinh phí hỗ trợ cho giáo viên dạy tăng giờ bằng nguồn kinh phí xã hội hoá.
Đối với các trường tiểu học vùng khó khăn, vùng DTTS: Tổ chức áp dụng mô hình dạy học cả ngày cho HS (ít nhất ở điểm trường chính). Huy động sự hỗ trợ một phần ngân sách và huy động tài trợ giúp đỡ của các tổ chức, các nhà tài trợ, từ cha mẹ HS đóng góp kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, trong đó một phần tổ chức bán trú, ăn trưa cho HS ở xa trường, HS có hoàn cảnh khó khăn một cách hợp lý.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.