Các nhà khoa học phát hiện nước mặn trên bề mặt sao Hỏa, mở ra khả năng tìm thấy những dạng sống ngoài trái đất.
Theo nhóm chuyên gia Đại học Copenhagen, Đan Mạch, thiết bị tự hành Curiosity tìm thấy muối Calcium perchlorate trong đất ở khu vực miệng hố Gale. Calcium perchlorate hấp thụ hơi nước từ bầu khí quyển trong điều kiện thích hợp. Dựa trên dữ liệu từ hệ thống kiểm soát thời tiết của Curiosity, họ xác định khả năng tồn tại của các điều kiện này vào ban đêm và sau khi Mặt trời mọc vào mùa đông.
Khi màn đêm buông xuống, một phần hơi nước trong khí quyển ngưng tụ trên bề mặt dưới dạng sương giá, nhưng calcium perchlorate hút nước và hình thành nước mặn, vì vậy điểm đóng băng được hạ thấp và sương giá có thể biến thành chất lỏng.
"Điểm mới trong nghiên cứu này là chúng tôi có các phép đo nhiệt độ và độ ẩm trong một năm, và giờ đây chúng tôi có dữ liệu cần thiết để chỉ ra rằng nước có thể ở dạng lỏng và mặn" giáo sư Morten Bo Madsen nói. Javier Martin-Torres, người đứng đầu nghiên cứu, hy vọng nước lỏng có thể được tìm thấy ở nhiều khu vực khác trên khắp hành tinh đỏ.
Giới khoa học từ lâu biết rằng nước tồn tại trên hành tinh đỏ trong dạng băng và từng phát hiện bằng chứng nước lỏng trên sao Hỏa năm 2014.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.