Cuộc thi nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng tới sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ Năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng giao lưu, học tập kinh nghiệm góp phần phát huy hiệu quả hoạt động năng suất thông qua mô hình câu lạc bộ; đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích cho các sinh viên, áp dụng các công cụ năng suất vào học tập, cuộc sống.
Đối tượng dự thi là sinh viên thuộc các Câu lạc bộ hoạt động về năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi toàn quốc.
Mỗi Câu lạc bộ là một đội thi; mỗi trường đại học, cao đẳng có không quá 01 Câu lạc bộ dự thi. Không giới hạn số lượng thành viên của các đội thi. Riêng đối với phần thi Kiến thức chung và phần thi Thuyết trình, mỗi đội cử 3 đại diện tham gia trả lời trực tiếp tại sân khấu; khi phần thi bắt đầu diễn ra, các đội không được thay đổi thành viên tham gia.
Nội dung thi bao gồm: Kiến thức chung về năng suất chất lượng thông qua buổi chia sẻ trực tiếp về Năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng và 10 buổi đào tạo trực tuyến về các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng do Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp tổ chức với các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn từ năm 2023 – 2024; các tài liệu được đăng tải tại trang web: p4sv.com.
Các dự án, phương án cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng trong đời sống, nhà trường và doanh nghiệp.
Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 25/10 đến hết ngày 01/11/2024. Các đội thi sẽ trải qua vòng sơ loại, vòng thi trực tiếp tại 3 miền và vòng thi Chung kết.
Đội thi đoạt giải là đội thi có điểm số thi tại Vòng chung kết theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo quy định của Thể lệ. Dự kiến sẽ có 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Theo Bộ KH&CN, năng suất chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Việc nâng cao năng suất giúp chống lãng phí, tiết kiệm tài nguyên trong bối cảnh các nguồn lực về nguồn vốn, tài nguyên, lao động bị hạn chế. Nâng cao năng suất cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.
Đối với môi trường giáo dục nói chung, năng suất đóng vai trò quan trọng góp phần tăng hiệu quả quản lý, giảng dạy, học tập. Năng suất là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tại trường, là tiền đề để nâng cao sức cạnh tranh, uy tín của trường trong nước với quốc tế.
Ngày 11/01/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 36/QĐ-TTg ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030.
Trong đó có mục tiêu đến năm 2025 hình thành các câu lạc bộ cải tiến năng suất cho sinh viên tại ít nhất 10 trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động năng suất, kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã tập trung vào tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về năng suất chất lượng.
Ủy ban đã phối hợp với các trường đại học và cao đẳng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam tổ chức nhiều tọa đàm về năng suất chất lượng, áp dụng năng suất chất lượng trong các trường đại học. Qua đó, trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên về năng suất và chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện của sinh viên, giúp sinh viên có đủ hành trang áp dụng vào thực tiễn tại các cơ quan, doanh nghiệp.
Theo khoahocphattrien.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.