Phần mềm A365 sẽ hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc, cán bộ y tế thực hiện sàng lọc phát hiện sớm rối loạn phát triển và rối loạn phổ tự kỷ...
Phát hiện sớm trẻ tự kỷ và hành động kịp thời là vô cùng cần thiết.
Việc phát hiện sớm tự kỷ là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, sẽ có nhiều cơ hội can thiệp hiệu quả và hòa nhập xã hội.
Dự án chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ do CCIHP (Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số) phối hợp cùng với VAN (Mạng lưới người tự kỉ Việt Nam), các chuyên gia trong nước và quốc tế với sự hỗ trợ về tài chính của quỹ Grand Challenges Canada đã xây dựng phần mềm ứng dụng A365...
Phần mềm sẽ hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc, cán bộ y tế thực hiện sàng lọc phát hiện sớm rối loạn phát triển và rối loạn phổ tự kỷ; cung cấp thông tin; can thiệp sớm tại nhà và hỗ trợ các nghiên cứu viên và những người xây dựng phần mềm hiểu rõ hơn tình trạng hiện tại của trẻ để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp.
Dự án này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, cha mẹ trẻ có con nhỏ, cha mẹ trẻ tự kỷ, và các trẻ tự kỷ. Để sử dụng phần mềm, cán bộ y tế và cha mẹ cần đăng nhập và sau đó sẽ làm các bài đánh giá, xem thông tin và các video can thiệp cho trẻ. Tham gia vào chương trình này, cha mẹ cũng có cơ hội kết nối với các cha mẹ khác và đặc biệt là mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam.
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ mắc hội chứng tự kỷ nhưng theo báo cáo của khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), số trẻ được chẩn tự kỷ trong năm 2010 tăng gấp 4 lần so với năm 2008 (1.792 so với 450) và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm sau.
Hội Y tế công cộng ước tính số người tự kỷ ở Việt Nam là 160.000 người. Mặc dù vậy, các chuyên gia tin rằng con số đó chỉ phản ánh một phần do hiểu biết và khả năng phát hiện, đánh giá, can thiệp còn hạn chế.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028