Chủ động học hỏi, tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường..., những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất tiệm cận với nền nông nghiệp thông minh theo hướng hàng hóa bền vững với quy mô lớn, sản xuất an toàn từng bước xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vươn xa, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế nông sản.
Công ty TNHH Sông Lô xanh- khu 2, xã Sông Lô đầu tư nhà màng trồng dưa chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tư duy mới
Là một trong những nông dân tích cực áp dụng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ mang lại thu nhập ổn định cho 30 hộ thành viên, ông Phan Văn Lý - Giám đốc HTX Nông nghiệp hạt giống Đất Tổ (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao) chia sẻ: Trước đây, tôi cũng như bao người dân địa phương chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống, trong quá trình sản xuất chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của sản xuất an toàn. Khi xã hội phát triển, điều kiện sống người dân ngày càng cao, thì yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người cũng nâng lên theo cấp số nhân. Điều này, khiến người nông dân cũng phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất. Chính vì lẽ đó, năm 2020, HTX Nông nghiệp hạt giống Đất Tổ ra đời, thu hút 30 thành viên tham gia. Để tồn tại và phát triển, các thành viên đều được tập huấn về sản xuất rau, củ theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như tưới nước nhỏ giọt, làm nhà màng, bón phân hữu cơ vi sinh...”.
Đến nay, HTX đã nâng diện tích canh tác lên 8,6ha, mùa nào thức đấy, trồng các loại rau màu đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chỉ tay vào những cánh đồng hành lá xanh tốt, ông Phan Văn Lý phấn khởi: “HTX đã được cấp mã vùng trồng với diện tích 3,6ha và phấn đấu đưa sản phẩm chủ lực là hành lá đạt tiêu chuẩn OCOP vào cuối năm nay. Mặt khác, nhờ tuân thủ những quy định như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, ghi sổ sách nhật ký sản xuất rõ ràng, có hệ thống tưới tự động nên tiết kiệm được nhân công, phương thức bán hàng cũng thay đổi, áp dụng quảng bá trên hệ thống mạng xã hội, vì vậy sản phẩm đã được tiêu thụ ở sáu tỉnh phía Bắc, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần. Hiện nay, bình quân mỗi thành viên có thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/tháng”.
Gần bảy năm nay, cơ sở sản xuất thịt chua Thanh Sơn Foods - khu phố Soi, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn của anh Nguyễn Thành Luân đã duy trì sản xuất, dần khẳng định vị trí trên thị trường. Là người năng động, sáng tạo, nhạy bén trong phát triển kinh tế, anh Luân không chỉ sản xuất thịt chua theo hương vị truyền thống mà còn chủ động nắm bắt được xu hướng và lợi thế của thương mại điện tử, nên những năm gần đây, anh biết vận dụng sức mạnh của mạng xã hội để giới thiệu, bán hàng trực tuyến, lập được trang web, fanpage; đăng ký mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng... để người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc xuất xứ, yên tâm sử dụng. Anh Nguyễn Thành Luân cho biết: Nhờ chủ động, nhanh nhạy thay đổi phương thức kinh doanh nên sản lượng thịt chua tiêu thụ tăng gấp 1,5 lần so với trước kia, vì thế mà thu nhập của người lao động ổn định với mức 5-6 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, cơ sở sẽ tiếp tục triển khai để được chứng nhận ISO 22000 và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP...
Đây mới chỉ là hai trong số rất nhiều những điển hình nông dân thời 4.0. Họ đã và đang bắt nhịp kịp thời với tiến bộ khoa học công nghệ. Sự phát triển bùng nổ về công nghệ đã tạo môi trường thuận lợi cho nông dân, không còn tư tưởng “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, người nông dân hiện đã làm chủ, bắt nhịp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, thay đổi tư duy, cách làm để tiệm cận hơn với nền nông nghiệp thông minh, hòa mình vào xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Quét tem truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thịt chua Thanh Sơn Foods.
Hướng đi bền vững
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Thực tế, trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước, nông nghiệp luôn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chúng ta thấy rõ những tiến bộ vượt bậc của thế hệ nông dân thời đại mới với trình độ, kiến thức, sự năng động, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đưa công nghệ vào thửa ruộng, mảnh vườn để gia tăng giá trị sản phẩm.
Cùng với cả nước, những năm qua, để nâng cao chất lượng nông sản, hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng các chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sạch theo mô hình VietGAP, nông nghiệp sử dụng công nghệ cao... Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm hàng hóa cho một số hợp tác xã. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa với quy mô phù hợp. Phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung như: Lúa, bưởi, chè, rau... Nhiều sản phẩm chủ lực được liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần tạo thương hiệu và nâng cao giá trị cho nông sản. Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ áp dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tín dụng cho nông dân, khuyến khích tham gia chuỗi liên kết sản xuất; cùng với chính sách tích tụ ruộng đất... Đây là điều kiện cần để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân chuyển đổi sang phát triển sản xuất nông nghiệp sạch. Sau dịch bệnh COVID-19, năm 2022 thông qua các chương trình thương mại đã tiêu thụ 105 tấn nông sản, trị giá trên 12 tỷ đồng; đưa 76.699 hội viên nông dân sản xuất nông nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử giaothuong.net.vn, postmart.vn.
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hạt giống Đất Tổ đầu tư hệ thống tưới tự động giúp đảm bảo độ ẩm cho đất và phát triển cây trồng.
Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 50 đơn vị tham gia chương trình chuyển đổi số, trong đó có 35 đơn vị thuộc lĩnh vực trồng trọt, ba đơn vị thuộc lĩnh vực chăn nuôi, năm đơn vị thuộc lĩnh vực thuỷ sản, năm đơn vị thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm. Hầu hết các sản phẩm áp dụng chuyển đổi số là các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cấp tỉnh, các nông sản đặc sản, có thế mạnh của tỉnh, có khả năng liên kết, xây dựng chuỗi tiêu thụ nông sản hoặc tiêu thụ qua hình thức thương mại điện tử... Những kết quả bước đầu này đã tạo nền tảng để nông dân thêm tự tin góp sức cùng ngành Nông nghiệp tỉnh trong tiến trình đi lên với chuyển đổi số.
Việc người nông dân thời đại 4.0 đã thay đổi cách nghĩ, hành động, phát triển kinh tế bền vững từ tiềm năng, lợi thế của sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường là hướng mở triển vọng, xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng NTM góp phần nâng cao đời sống người dân.
Theo baophutho.vn
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.
Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.
Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp