Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua chiều ngày 19/6, Luật chuyển giao công nghệ đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV đã diễn ra, với hơn 93% số đại biểu có mặt tán thành, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi - CGCN) đã chính thức được thông qua. Luật đã cụ thể hóa hoạt động chuyển giao công nghệ, trong đó tập trung đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong nước.
Đồng thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ; phát triển thị trường khoa học công nghệ… nâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội.
Dưới đây là những nội dung mới của Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) năm 2017:
- Bổ sung quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 dành 1 Chương (Chương II với 9 Điều) quy định về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư nhằm ngăn chặn, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, trong đó quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ; quy trình, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến đối với từng loại dự án; công tác kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ.
- Bổ sung quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho bà con nông dân có thể tiếp cận, thụ hưởng công nghệ, kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại, Luật chuyển giao công nghệ 2017 đã dành 1 điều (Điều 52) quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, trong đó quy định hình thức, phương thức chuyển giao công nghệ đặc thù trong nông nghiệp.
- Bổ sung chính sách phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực
Để nâng cao năng lực công nghệ nội sinh, Luật quy định chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ để tạo ra các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước. Đồng thời, khuyến khích phát triển các công nghệ tạo ra và hoàn thiện sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị do Việt Nam tạo ra.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Chuyển giao công nghệ 2006, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Luật Chuyển giao công nghệ có những sửa đổi, bổ sung lớn như sau:
- Về thuật ngữ sử dụng trong Luật Chuyển giao công nghệ 2017
Trong Luật CGCN 2017 có bổ sung thêm thuật ngữ “công nghệ cao”, “công nghệ sạch”, “thẩm định giá công nghệ” và sửa đổi một số thuật ngữ “công nghệ”, “công nghệ tiên tiến”, “công nghệ mới”, …. nhằm thống nhất và phù hợp với thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
- Sửa đổi, bổ sung chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
Để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Luật quy định chính sách cụ thể đối với từng luồng chuyển giao, đồng thời bổ sung một số chính sách ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khỏe con người.
- Sửa đổi tiêu chí xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đã bổ sung, sửa đổi tiêu chí xác định công nghệ khuyến khích chuyển giao phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay (Điều 9). Đồng thời, bổ sung một số tiêu chí cụ thể hơn so với Luật Chuyên giao công nghệ 2006 như quy định hạn chế đối với công nghệ, máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ không còn sử dụng ở các quốc gia công nghiệp phát triển (điểm a khoản 1 Điều 10) hoặc cấm việc chuyển giao đối với công nghệ, máy móc, thiết bị không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (điểm c Khoản 1 Điều 11).
- Sửa đổi quy định về quản lý chuyển giao công nghệ
Để tăng cường quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá trong hoạt động chuyển giao công nghệ, Luật CGCN 2017 quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với chuyển giao công nghệ không thuộc Danh mục hạn chế, cấm chuyển giao công nghệ. Theo đó Điều 31 của Luật có quy định bắt buộc đăng ký đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài và chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước.
- Sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Luật CGCN 2017 (Điều 35) đã bổ sung một số biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ. Cụ thể như sau:
Đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho giải mã công nghệ, thành lập tổ chức R&D;
Cơ chế liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp;
Mở rộng nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp;
Khuyến khích các hình thức hợp tác để triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và hoạt động nghiên cứu chung với doanh nghiệp.
- Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
Luật CGCN 2017 mở rộng thêm một số đối tượng được hưởng ưu đãi thuế so với các quy định ưu đãi thuế hiện hành, cụ thể là:
Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật mẫu, công nghệ trong nước chưa tạo ra được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động giải mã công nghệ;
Tài liệu, sách báo khoa học phục vụ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo;
Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ có thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ tại doanh nghiệp;
Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao
- Bổ sung giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Để phát triển thị trường KH&CN, cần phải có giải pháp đồng bộ đối với từng bộ phấn cấu thành nên thị trường, do vậy, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đã bổ sung một loạt biện pháp nhằm tạo cơ chế phát triển nguồn cung, thúc đẩy nguồn cầu và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN (Điều 42 và Điều 43).
- Bổ sung, sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Để giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn đối với việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 (Điều 36) đã bổ sung một số giải pháp như: giao quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phân chia lợi nhuận thu được từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; công bố kết quả hoạt động KH&CN phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức KH&CN sở hữu kết quả hoạt động KH&CN với tổ chức ứng dụng, CGCN địa phương trong việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để phù hợp đặc thù của địa phương được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dành cho KH&CN.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với nhiệm vụ quản lý chuyển giao công nghệ (Điều 54, 55 và 56).
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thống kê ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ
Đối với công tác thống kê chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (Điều 57) đã sửa đổi quy định về công tác thống kê để bảo đảm phù hợp với Luật Thống kê 2015.
Ngọc Lan
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
PhuthoPortal - Ngày 12/12/2024, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
baophutho.vnĐể nâng cao tỷ lệ thanh toán trực tuyến đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, ngày 10/12, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5403/UBND-NCKS gửi các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn về việc tăng cường thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Phú Thọ.