Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 25/07/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nhiều đề tài, dự án công nghệ sau thu hoạch giúp nâng cao giá trị nông sản


 

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sau 5 năm triển khai, Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch giai đoạn 2011-2015 (KC07/11-15) đã có nhiều đề tài/dự án đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất và nâng cao giá trị nông sản trong nước.

 


PGS.TS Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC07/11-15 cho biết, trong 5 năm qua Chương trình đã tuyển chọn được 32 nhiệm vụ 18 đề tài, 8 dự án sản xuất thử nghiệm và 6 nhiệm vụ nghiên cứu tiềm năng thuộc 4 lĩnh vực KH&CN: phục vụ bảo quản, chế biến nông sản 15 nhiệm vụ; bảo quản, chế biến lâm sản 3 nhiệm vụ; bảo quản, chế biến thủy - hải sản và gia súc, gia cầm 12 nhiệm vụ; bảo quản, chế biến dược liệu 2 nhiệm vụ.

5 năm thực hiện, các đề tài/dự án của Chương trình đã tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN mới, phù hợp với trình độ sản xuất trong nước, bắt kịp trình độ công nghệ trong khu vực, có khả năng nhân rộng và trở thành sản phẩm hàng hóa. Chương trình có 12/26 nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, chiếm 53,8%.

Một số đề tài, dự án có kết quả nổi bật: 
1) Đề tài “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt”, do TS. Nguyễn Năng Nhượng, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu cấp Nhà nước. Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, chất lượng chè phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Giống chè, kỹ thuật canh tác, thu hái, chế biến và bảo quản. Trong nhiều năm qua, chúng ta ít quan tâm đến công đoạn bảo quản sản phẩm do đó chất lượng chè của Việt Nam thường không ổn định. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của ngành Chè, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC07/11-15 đã cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt.


Điều khiển hệ thống sấy trà đen bằng công nghệ Silo

Qua hai năm triển khai thực hiện (2012-2014), Đề tài đã cơ bản thực hiện được mục tiêu đề ra. Đề tài có tính thực tiễn cao và đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp các silo. Các công đoạn thiết kế, chế tạo thiết bị hoàn toàn do các nhà khoa học của Việt Nam đảm nhận. Hiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản phối, trộn chè CTC bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt, quy mô 64 tấn được ứng dụng tại Công ty TNHH một thành viên Chè Á Châu – Phú Thọ, thuộc Công ty TNHH Chè Á Châu, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Kết quả của Đề tài khi áp dụng vào thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến chè đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm diện tích kho bảo quản, chủ động tích lũy và bảo quản chè với khối lượng lớn, giúp ổn định chất lượng trong một thời gian nhất định (12 tháng). Thành công của Đề tài này không chỉ góp phần vào việc nâng cao và ổn định chất lượng chè của Việt Nam trong thời gian tới mà còn cho thấy khả năng phát triển ngành Cơ khí ở Việt Nam là hoàn toàn có thể.
2) Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm olygosaccharid (olygochitosan và olygochitin) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thuỷ sản đánh bắt xa bờ”. Sau 3 năm thực hiện, Đề tài đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất chitosan có độ deacetyl cao bằng phương pháp sử dụng vi sinh và enzyme để loại protein và khoáng chất; sản xuất thử nghiệm thành công 100 kg chitosan dùng cho phân cắt oligochitosan; xây dựng quy trình công nghệ sản xuất oligochitosan và oligochitin sử dụng bức xạ coban 60 để phân cắt chitosan thành oligochitosan và phân cắt chitin thành oligochitin. Đặc biệt, đề tài đã sản xuất thành công 100 kg oligochitin và 100 kg oligochitosan bằng công nghệ bức xạ dùng cho bảo quản nguyên liệu thủy sản. Kết quả thử nghiệm oligochitosan trong bảo quản nguyên liệu ở một số cảng cá và trên tàu cá đi biển cho kết quả tốt. Bên cạnh những kết quả về mặt công nghệ, Đề tài đã tham gia đào tạo thành công 2 thạc sỹ và 2 tiến sỹ.
3) “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất vi nang chứa các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học sử dụng trong sản xuất thực phẩm”, được phát triển từ nhiệm vụ tiềm năng của Chương trình. Các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy, các loại tinh dầu rất nhạy cảm với các tác nhân môi trường (oxy, ánh sáng, nhiệt độ…), nếu bảo quản trực tiếp ở nhiệt độ thường sau 3 tháng, hàm lượng hoạt chất sinh học giảm tới 60%. Công nghệ vi nang là quá trình mà trong đó các hạt dạng rắn hay các giọt dạng lỏng của vật liệu có hoạt tính sinh học được bao lại trong một mạng được tạo bởi các vật liệu sinh học để tạo ra các phần tử có kích thước từ 1 đến 1.000 µm. Vi nang tạo thành theo phương pháp đông tụ sử dụng vỏ bao chitosan có thể giữ độ ổn định hàm lượng hoạt chất sinh học tới 50% sau 24 tháng ở cùng điều kiện nhiệt độ bảo quản. Kết quả thực hiện đề tài đã đưa ra được công nghệ vi nang chứa các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học sử dụng trong chế biến thực phẩm, ứng dụng công nghệ vi nang đối với một số tinh dầu có giá trị cao như: tinh dầu gấc, gừng, tỏi... Thành công của Đề tài đã tạo ra bước đột phá trong bảo quản đối với ngành công nghiệp thực phẩm.
4) Đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím giống Nhật Bản”. Khoai lang tím giống Murasakimasari (Nhật Bản) là loại nông sản hiện đang được trồng nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long, đây là giống khoai lang vượt trội về năng suất, chất lượng và thời gian thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho người dân địa phương. Ngoài giá trị cung cấp năng lượng với nhiều loại vitamin A, B, C, E và các chất khoáng K, Ca, Mg, Fe, Se…, giàu chất xơ thì khoai lang tím Nhật Bản còn có những ưu điểm vượt trội do có chứa hàm lượng cao các hợp chất sinh học bao gồm: các hợp chất phenol, anthocyanin, carotenoid - là các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, chống lão hóa. Kết quả thực hiện Đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím giống Nhật Bản” đã đưa ra được quy trình sơ chế, bảo quản và các quy trình chế biến một số sản phẩm dinh dưỡng từ khoai như: bột dinh dưỡng, đồ uống lên men có thành phần các chất dinh dưỡng hợp lý và chứa một số hoạt chất sinh học tự nhiên từ nguyên liệu khoai lang tím... Kết quả của đề tài đã góp phần giải quyết đầu ra cho người nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, gia tăng giá trị sử dụng của củ khoai lang tím, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Với những kết quả đã đạt được, đề tài đã được nghiệm thu cấp nhà nước đạt loại xuất sắc.
5) Dự án “Hoàn thiện quy trình chế biến Thục địa, Hoàng kỳ, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm ở quy mô công nghiệp”: đã xây dựng được 6 quy trình sơ chế, bảo quản và chế biến 6 loại dược liệu: Thục địa, Hoàng kỳ, Đương quy, Hà thủ ô đỏ và Đẳng sâm bắc, Đẳng sâm nam ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam chuẩn hóa được 5 loại dược liệu theo tiêu chuẩn của khu vực (Dược điển Trung Quốc 2010 và tiêu chuẩn dược liệu Hồng Kông). Các vị thuốc chế biến bằng công nghệ của dự án đã được đưa ra thị trường, đạt tiêu chuẩn chất lượng và đang là sản phẩm chủ lực để sản xuất thuốc thành phẩm của cơ quan chủ trì (Công ty Dược phẩm Khang Minh). Thành công của dự án đã góp phần vào việc khai thác và sử dụng dược liệu một cách hiệu quả và an toàn hơn, nhất là dược liệu nhập khẩu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
6) Dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”: Nhiều năm trước đây, ở nước ta cá tạp được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, hoặc phơi khô, nên hiệu quả sử dụng là rất ít. Trên thế giới, surimi (giò cá) được làm từ cá tạp có giá trị kinh tế cao và được tiêu thụ ở nhiều nước. Sau hơn 2 năm thực hiện dự án, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Trường Đại học Nha Trang) và Công ty TNHH Hòa Thắng đã giải quyết được những yêu cầu do phía Nhật Bản đề ra, đó là surimi phải đảm bảo chất lượng, trắng hơn, dai hơn, không có dư lượng thuốc bảo quản. Dự án đã đưa ra quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch các loại cá tạp và sản xuất surimi ổn định, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường Nhật Bản. Với thành công này, Công ty TNHH Hòa Thắng đã mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản và mở ra triển vọng lớn cho xuất khẩu surimi sang các thị trường khó tính khác như Hoa Kỳ, châu Âu.
7) Dự án “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống sản lượng 800.000 l/năm” đã xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình sản xuất rượu gạo quy mô công nghiệp (công suất 1.000.000 l/năm), sản phẩm rượu gạo đạt chất lượng tốt, ổn định, có hương thơm tương tự sản phẩm rượu gạo truyền thống, không có tạp chất gây độc hại. Đây là quy trình sản xuất rượu gạo quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tạo ra sản phẩm rượu gạo mang đặc trưng sản phẩm truyền thống, loại bỏ được tạp chất độc hại, được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghiệp, tương tự như sản phẩm Shochu của Nhật Bản, Hàn Quốc. Sản phẩm của dự án đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần thực phẩm và thức uống Việt (Long An) và Công ty Cổ phần rượu bia nước giải khát Aroma (Hưng Yên).
8) Đề tài “Nghiên cứu sản xuất polymaltose từ tinh bột và tạo các phức hợp sắt polymaltose (IPC) và canxi hydroxyapatite-polymaltose (HAP) ứng dụng trong dược phẩm” đã nghiên cứu xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất polymaltose từ tinh bột quy mô 1.000 kg/mẻ (kết quả thử nghiệm tại Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương đã sản xuất được 1.000 kg sản phẩm polymaltose); xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất IPC quy mô 50 kg/mẻ và quy trình công nghệ sản xuất HAP. Từ các quy trình công nghệ này, đề tài đã sản xuất được 400 kg sản phẩm IPC và 400 kg sản phẩm HAP. Hiện tại, các quy trình công nghệ của đề tài đang được đàm phán chuyển giao cho Công ty TNHH dược phẩm Mê Linh để sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chức năng chứa canxi và sắt ở quy mô công nghiệp. Những kết quả của đề tài rất có ý nghĩa về kinh tế, góp phần thay thế nguyên liệu hóa dược nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đặc biệt, sản phẩm HAP hoàn toàn có thể cạnh tranh về giá với các nguyên liệu sử dụng cho thực phẩm chức năng bổ sung canxi kích thước nanomet hiện đang lưu hành trên thị trường.

Bên cạnh các kết quả nổi bật nêu trên, nhiều công nghệ bảo quản và chế biến nông - lâm - thuỷ sản, dược liệu quy mô phòng thí nghiệm đảm bảo tính mới, tiên tiến, khả năng ứng dụng cao cũng đã được Chương trình thực hiện như: khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thuỷ sản bằng phương pháp sinh học để bảo quản thịt tươi; nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ sản xuất gạo mầm và ứng dụng trong sản xuất đồ uống (trà gạo mầm); ứng dụng kỹ thuật chiết xuất bằng carbonic siêu tới hạn trong sản xuất thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu có sẵn của Việt Nam; nghiên cứu công nghệ sản xuất furfural từ phụ phẩm nông nghiệp...

Hiện nay việc bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản và dược liệu là vấn đề lớn có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt khi nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Kết quả thực hiện Chương trình KC07/11-15 đã có những đóng góp quan trọng giúp giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao chất lượng một số sản phẩm nông - lâm - thủy sản và dược liệu; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khoẻ cộng đồng… Tuy nhiên thực tế cho thấy, thất thoát sau thu hoạch của Việt Nam còn rất cao so với các nước trong khu vực, các sản phẩm chế biến còn ít, tỷ lệ chế biến còn thấp. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu bảo quản và chế biến rất cần được quan tâm, đẩy mạnh nghiên cứu. Trong khi các doanh nghiệp còn yếu thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng, nếu Nhà nước không tập trung ưu tiên nghiên cứu giải quyết những tồn tại nêu trên thì ngành nông nghiệp Việt Nam có nguy cơ tụt hậu càng xa so với các nước trên thế giới.

Theo các chuyên gia khoa học, sau 5 năm thực hiện, các đề tài/dự án thuộc Chương trình đã tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN mới, phù hợp với trình độ sản xuất và được ứng dụng thử nghiệm trong sản xuất đạt kết quả tốt. Các công nghệ và sản phẩm mới được tạo ra từ các nhiệm vụ của Chương trình trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có trong và ngoài nước, được nâng cấp hoặc cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại, đặc biệt với giá thành các công nghệ và sản phẩm tạo ra trong nước chỉ bằng 60-70% so với nhập ngoại đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất và nâng cao giá trị nông sản của nước ta.
Lượt xem: 469



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0