Với chủ đề “Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng và ứng dụng”, Diễn đàn Công nghiệp lần thứ II do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) nhằm hướng đến các nhà khoa học, doanh nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác của họ nhằm phát triển nguồn thảo dược thiên nhiên của Việt Nam.
Theo đó Diễn đàn sẽ được tổ chức vào ngày 27/3/2019 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm…
“VKIST - Diễn đàn công nghiệp lần thứ II” là sự kiện đầu tiên mà VKIST và các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ sinh học hợp tác và tập trung vào nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bên cạnh đó Viện còn là cầu nối giữa các ngành công nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.
Một số tham luận đáng chú ý tại Diễn đàn có thể kể đến như “Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thực phẩm chức năng từ nguồn cây dược liệu Việt Nam”; “Tình hình thực tế về Thảo dược và tiềm năng phát triển tại Việt Nam”; “Thông tin chung về Giới thiệu dự án và thông tin chung của Viện sản xuất tự nhiên Gangneung”; “Phát triển cây đinh lăng ở Việt Nam và tổng quan về các sản phẩm của Traphaco”…
Lãnh đạo VKIST cho biết: Chúng tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ mang lại cơ hội để Doanh nghiệp nêu lên những khó khăn trong hiện tại và thảo luận về nhu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đặc biệt, chúng tôi đang tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển dựa vào công nghệ tốt và tiên tiến để trở thành người chiến thắng trên thị trường.
VKIST là một tổ chức KH&CN công lập thuộc Bộ KH&CN Việt Nam được thành lập thông qua dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc với sứ mệnh: "Trở thành một tổ chức hàng đầu trong nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành công nghiệp và tiến bộ kinh tế bền vững ".
Nguồn thảo dược thiên nhiên tại Việt Nam rất phong phú và là mỏ vàng nếu biết khai thác bằng ứng dụng khoa học
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.