1. Mục tiêu chung
Xây dựng quy trình trồng cây Mạch môn làm dược liệu. Phát triển vùng cây dược liệu trồng dưới tán rừng; khai thác tiềm năng đất đồi rừng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Bổ sung vào danh mục loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên đất đồi của tỉnh và tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, sơ chế sản phẩm mạch môn để làm dược liệu;
- Xây dựng mô hình 2,8 ha trồng cây mạch môn dưới tán rừng năm thứ nhất cung cấp nguyên liệu làm thuốc, là điểm tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nông dân;
- Đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật và trên 100 hộ nông dân nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến mạch môn.
1. Điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm nghiên cứu và xây dựng mô hình
Qua quá trình điều tra khảo sát đáp ứng các tiêu chí đặt ra của đề tài, Trung tâm Khuyến nông đã lựa chọn địa bàn xã Minh Tiến, huyện Đoan Hùng làm nơi xây dựng mô hình nghiên cứu đề tài. Mô hình được xây dựng tại khu 7, xã Minh Tiến với diện tích 3 ha, đất đồi thấp sau chu kỳ khai thác keo, đang làm đất tiến hành trồng mới Keo tai tượng.
Sau khi quy hoạch thiết kế hoàn chỉnh tiến hành triển khai mô hình: chỉ đạo và hướng dẫn chủ hộ làm đất cày lật toàn bộ diện tích, thu dọn cỏ dại và tàn dư thực vật, đào hố để trồng Keo đồng thời cấp cây giống Mạch môn, phân bón để tập trung trồng theo đúng tiến độ và thời vụ. Lượng cây Mạch môn được cấp là 750 kg, phân bón cho cây Mạch môn và khu thí nghiệm 3 ha là 350 kg Ure, 1.600 kg lân supe, 225 kg Kaliclorua. Số cây Keo tai tượng trồng 3 ha là 4980 cây.
2. Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây mạch môn dưới tán rừng
Cây Mạch môn được xác định trồng vào 2 thời vụ là vụ xuân và vụ thu. Ở mô hình đề tài đã xác định trồng vụ xuân là chính. Qua kết quả trồng và theo dõi tỷ lệ cây sống sau 3 tháng trồng ở 2 vụ cho thấy: Vụ xuân có tỷ lệ cây chết thấp ở mức 11%, trong đó trồng ở vụ thu tỷ lệ cây chết lên đến 38,7%. Yếu tố thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm giữa 2 thời vụ có khác nhau rõ rệt. Đặc biệt là vụ thu nhiệt độ cao, nắng nóng trong điều kiện cây keo còn nhỏ chứa có tác dụng che bóng, cây mạch môn sau trồng bị nắng nóng trực tiếp tác động đã làm cây bị chết nhiều. Do vậy, để trồng mạch môn xen trong rừng keo tốt nhất nên trồng vào vụ xuân, trùng với thời vụ trồng rừng để đạt tỷ lệ cây sống cao, phát triển nhanh.
Sau 30 tháng trồng cây mạch môn, năng suất có sự khác nhau rõ rệt, năng suất đạt cao nhất với mật độ trồng 30cm x 30cm; còn mật độ 40cm x 40 cm cho năng suất củ đạt thấp nhất.
Trong thí nghiệm bón phân lân (P2O5) cho cây Mạch môn cho thấy, sau 30 tháng bón phân lân năng suất củ mạch môn đạt khá cao, cao nhất là 4062,5kg/ha. Về thí nghiệm bón phân Kali cho cây Mạch môn cho kết quả năng suất củ mạch môn cao nhất là 60kg K2O.
3. Nghiên cứu các phương pháp sơ chế củ mạch môn
Mạch môn sau khi được thu hoạch, loại bỏ rễ, củ mạch môn được rửa sạch phơi hoặc sấy khô để bảo quản. Tuy nhiên, trong của Mạch môn có tính ngọt (hàm lượng đường cao) nên việc bảo quản phải khô và trong túi nilon kín (nếu bị hút ẩm củ sẽ ra mật nhanh mốc thối). Việc làm khô củ mạch môn để bảo quản có 2 cách:
- Phơi khô dưới nắng: Trời có nắng và nhiệt độ môi trường > 320C phơi liên tục 4 nắng (32 – 36 giờ nắng): 1 kg củ tươi phơi khô còn 0,3 kg củ khô (ở mức trọng lượng khô củ đạt được 0,3 kg khô/0,3 kg củ khô (ở mức trọng lượng khô củ đạt được 0,3 kg khô/1 kg tươi nếu tiếp tục phơi nắng cũng không làm thay đổi trọng lượng, độ ẩm củ mạch môn đạt khoảng 15%), bảo quản trong túi nilon kín.
- Sấy khô: Sử dụng lò sấy cấp nhiệt bằng đốt than bùn, nhiệt độ sấy 55 - 600C, sấy liên tục trong thời gian 5 giờ. Đến khi 1kg củ mạch môn tươi qua sấy còn 0,3 kg củ khô, bảo quản kín trong túi nilon.
4. Xây dựng mô hình trồng mạch môn dưới tán rừng
Đề tài đã xây dựng được mô hình trình diễn 3ha và khu nghiên cứu thí nghiệm về thời vụ trồng, mật độ trồng của cây mạch môn là 62.500 cây/havà các công thức bón phân cho mạch môn trồng dưới tán Keo tai tượng (bón 40kgN + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O), mật độ trồng keo là 1.660 cây/ha . Với quy mô 3 ha tập trung (đạt 100% kế hoạch) tại hộ gia đình ông Vũ Công Hùng (khu 7 xã Minh Tiến huyện Đoan Hùng). Mô hình được trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình đảm bảo tính nghiên cứu khoa học, điểm tham quan học tập tuyên truyền nhân rộng, có hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ