Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Giấy và Cơ điện.
Nguyễn Đăng Toàn
lĩnh vực Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ tối ưu nấu bột giấy Kraft từ nguyên liệu gỗ cứng để giảm thiểu hàm lượng axit hexenuronic trong bột sau nấu nhằm nâng cao chất lượng bột giấy, tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình nấu bột giấy tối ưu theo phương pháp Kraft cho các loại gỗ cứng với các điều kiện nấu phù hợp.
- Xây dựng được phần mềm tìm chế độ nấu tối ưu cho bột giấy Kraft đối với nguyên liệu gỗ cứng.
- So sánh, đối chứng với chế độ nấu bột giấy thực tế tại doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1.Khảo sát, đánh giá thực trạng, khả năng đổi mới công nghệ nấu bột giấy tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
2.Tổng quan về sự biến đổi và ảnh hưởng của axit hexenuronic trong quá trình nấu bột giấy, các giải pháp công nghệ xử lý axit hexenuronic có trong bột giấy.
3.Nghiên cứu quy hoạch thực nghiệm quá trình nấu bột giấy Kraft từ nguyên liệu gỗ cứng (gỗ keo tai tượng và gỗ hỗn tạp).
- Nghiên cứu lựa chọn các yếu tố đầu vào (thời gian nấu, nhiệt độ nấu, mức dùng kiềm) để làm các biến số thay đổi trong việc lập quy hoạch.
- Chọn các thông số về chất lượng, sản lượng bột giấy và các thông số khác sau nấu (hiệu suất, hàm lượng axít hexenuronic còn lại trong bột sau nấu, trị số Kappa, độ nhớt của bột, tàn kiềm) làm các hàm mục tiêu cho nghiên cứu.
- Xác định số lượng các mẻ nấu, thông số từng chế độ nấu bột phù hợp theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm.
- Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị phục vụ nấu bột giấy và đánh giá tính chất của bột giấy bao gồm: Nguyên liệu gỗ keo tai tượng, gỗ hỗn tạp (keo, bạch đàn); các hóa chất NaOH, Na2S...; thiết bị nấu bột giấy CRS reactor engineering...
- Tiến hành nấu bột theo quy hoạch (đối với gỗ keo tai tượng và gỗ hỗn tạp).
4.Xác định hàm lượng axít hexenuronic và phân tích các tính chất khác của các mẫu bột giấy sau nấu (hiệu suất, trị số Kappa, độ nhớt, tàn kiềm)
- Xác định hàm lượng axit hexenuronic.
- Tiến hành phân tích, đánh giá các tính chất bột giấy.
5. Xử lý số liệu, xây dựng phần mềm tìm chế độ nấu tối ưu
- Xử lý số liệu trên cơ sở các kết quả phân tích tính chất bột giấy sau nấu.
- Xây dựng phương trình phụ thuộc cho các hàm mục tiêu (hiệu suất, hàm lượng axít hexenuronic, trị số Kappa, độ nhớt, tàn kiềm) với các thông số đầu vào dưới dạng phương trình bậc một hoặc bậc 2.
- Lập trình bằng ngôn ngữ Microsoft Visual Basic để xây dựng phần mềm tính toán cho quá trình nấu bột giấy theo phương pháp Kraft và tìm chế độ nấu tối ưu.
- Xây dựng phần mềm tìm chế độ nấu bột giấy tối ưu.
6. Xây dựng quy trình công nghệ nấu bột giấy Kraft, đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và tác động môi trường
- Xây dựng quy trình nấu bột giấy theo phương pháp Kraft cho gỗ cứng với chế độ nấu tối ưu đã được xác định.
- Nấu bột giấy theo quy trình, so sánh chế độ nấu tối ưu với chế độ nấu đang thực hiện tại doanh nghiệp.
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và tác động môi trường.
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp lập trình tin học
- Phương pháp thử nghiệm;
- Phương pháp chuyên gia
- Báo cáo tổng kết toàn diện của đề tài và các báo cáo chuyên đề
- Quy trình công nghệ nấu bột giấy tối ưu theo phương pháp Kraft ( đảm bảo các tính chất theo tiêu chuẩn (TCVN, TAPPI, SCAN).
Phần mềm tính toán, xác định chế độ nấu bột giấy tối ưu.
- Bài báo đăng lên tạp chí Khoa học và công nghệ của tỉnhtừ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016 (20 tháng)