Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, xây dựng một số giải pháp phòng trừ mối hại 1 số di tích cấp Quốc Gia trên địa bàn tỉnh


Cơ quan chủ trì
Viện sinh thái và bảo vệ công trình
Chủ nhiệm
ThS.Nguyễn Minh Đức
Cán bộ tham gia
(1) ThS. Nguyễn Hải Yến; (2) Th.S Võ Thu Hiền; (3) ThS. Phạm Văn Động; (3) TS. Nguyễn Tân Vương; (4) ThS. Nguyễn Thị My; (5) CN. Lê Thị Thoa.
Mục tiêu

 1. Mục tiêu chung: Xác định các giải pháp nhằm phòng trừ mối hại một cách có hiệu quả và thân thiện với môi trường cho các di tích cấp quốc gia ở tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các giải pháp phòng trừ mối phù hợp, hiệu quả, có tính ứng dụng cao tại các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Xây dựng 02 mô hình thử nghiệm ứng dụng các giải pháp phòng trừ, xử lý mối hiệu quả tại 2 công trình di tích tiêu biểu.


Kết quả thực hiện

 1. Khảo sát, điều tra tình hình mối hại và xác định loài gây hại phổ biến trên các di tích cấp Quốc gia tại Phú Thọ

Qua khảo sát, điều tra tình hình mối hại và xác định loài gây hại phổ biến của 12 di tích cấp Quốc gia tại Phú Thọ cho thấy:

- Về hệ thống phân loại và giá trị di tích: các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh gồm 3 loiaj hình khác nhau: di tích lịch sử, di tích kiến trúc – nghệ thuật và di tích khảo cổ. Các di tích không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hoá mà còn mang các giá trị giáo dục và tâm linh.

- Về hiện trạng mối gây hại: đề tài đã xác định được 17 hạng mục thuộc 10 công trình đang bị mối gây hại. Trong đó có 9 hạng mục thuộc 7 công trình đang bị mối hại ở mức độ nặng.

- Về cấu trúc thành phần loài và loài gây hại: đã xác định được 9 loài phân bố trong các khu di tích đã điều tra. Trong đó có 6 loài gây hại và 3 loài gây hại chính gồm Cryptotermes domesticus, Coptotermes gestroi và Odontotermes hainanensis. Một số đặc điểm quan trọng của những loài gây hại cũng đã được nghiên cứu và làm cơ sở để lựa chọn những giải pháp phòng trừ mối gây hại di tích cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Một số di tích cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh cũng đã được quan tâm xử lý mối. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý đều không đạt hiệu quả và người quản lý di tích có vốn kiến thức về mối còn hạn chế.

2. Nghiên cứu và xác định các giải pháp phòng trừ mối hại di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đề tài đã phân tích các ưu, nhược điểm của một số biện pháp đang được ứng dụng ở Việt Nam và trên thế giới cho mỗi nhóm mối gây hại di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp phòng trừ mối cho các công trình di tích ở tỉnh Phú Thọ. Hệ thống các giải pháp gồm các bước sau:

- Bước 1: Khảo sát hiện trạng mối gay hại trong công trình

Bước này cần thiết để xác định loài gây hại cũng như hiện trạng mỗi loài mối đang gây hại trong công trình.

- Bước 2: Xử lý tất cả quần tộc mối đang gây hại bên trong và xung quanh công trình di tích

Đối với loài Crytotermes domesticus: Do cấu trúc tổ nằm hoàn toàn trong cấu kiện gỗ, số lượng trong tổ chỉ khoảng vào trăm cá thể. Kỹ thuật xử lý điểm có thể là phun, tiêm hay ủ thuốc hoá học tuỳ theo loại cấu kiện gỗ bị mối gây hại trong công trình.

Đối với loài Odontotermes hainanensis: có thể sử dụng bả độc hoặc chế phẩm sinh học để xử lý. Do cấu trúc tổ nằm chìm trong lòng đất, nên việc xác định vị trí tổ phải dựa theo dấu hiệu lỗ bay phân đàn vào thời điểm mùa mối cánh bay giao hoan. Khi đó có thể đưa bả vào trong tổ qua các lỗ bay phân đàn vào trong các khoang bay hay nơi có mối tập trung nhiều. Hoặc cũng có thể phụt dung dịch chế phẩm Metavina 80LS vào trong các khoang tổ qua các lỗ vũ hay qua các lỗkhoan, lỗ thuốn sâu vào trong các khoang tổ. Đây là 2 giải pháp vừa có hiệu quả diệt mối cao, giảm thiểu tối đa lượng hoá chất ra xung quanh và không làm ô nhiễm môi trường.

Đối với loài Coptotermes gestroi: Việc xác định vị trí tổ loài này là vô cùng khó khăn, cho nên việc áp dụng biện pháp lây nhiễm bằng chế phẩm dạng bột hoặc sử dụng bả là có hiệu quả diệt mối và tiết kiệm được chi phí xử lý.

- Bước 3: Phòng chống mối tái xâm nhập vào di tích

Sử dụng trạm giám sát để phòng chống mối thay thế cho các hoá chat độc hại đang được các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt chú trọng. Các công đoạn trong biện pháp phòng cũng tương tự như biện pháp diệt, chỉ có điều phải giám sát định kỳ phát hiện mối xâm nhập để xử lý kịp thời.

- Bước 4: Giám sát định kỳ công trình bảo đảm an toàn về mối

Việc xử lý phòng trừ mối hại công trình di tích là việc làm thường xuyên, cần theo dõi, giám sát định kỳ. Để áp dụng được các phương pháp trên, đề tài đã triển khai tập huấn cho các cán bộ trực tiếp quản lý di tích với nội dung: Tập huấn kiến thức và hướng dẫn cách kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu hoạt động của mối; Hướng dẫn kiểm soát các vật liệu có nguồn gốc xenlulose đưa vào di tích cho người dân và cán bộ quản lý di tích; Hướng dẫn cách kiểm tra định kỳ hệ thống phòng mối bằng trạm nhử; Hướng dẫn cách vệ sinh và thu dọn các nguồn thức ăn tiềm tàng của mối có trong phạm vi di tích.

3. Xây dựng mô hình phòng trừ mối hại cho di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Theo kết quả điều tra, khảo sát, đề tài đã xác định được 10 công trình đang bị mối gây hại, trong đó có 2 di tích bị mối hại ở mức độ nặng nhất là di tích đình Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ và di tích đình Hạ Mạo thuộc xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ. Do đó, đề tài đã lựa chọn 2 di tích này làm hai mô hình thử nghiệm giải pháp phòng trừ mối.

Từ kết quả điều tra xác định hiện trạng mối gây hại cho hai di tích trên, đề tài đã tiến hành thực hiện công tác phòng chống mối cho hai mô hình với các bước sau:

- Biện pháp xử lý diệt mối trong công trình kiến trúc và môi trường xung quanh di tích

+ Biện pháp xử lý mối Coptotermes gertroi

Đặt trạm nhử mối vào vị trí có mối đang hoạt động trong vòng 2 tuần. Đối với trường hợp mối làm tổ phụ trong thân cột, có thể khoan tạo các lỗ để đưa bả vào bên trong khoang tổ. Sau đó, theo dõi lượng mối vào trạm. Đặt hộp bả mối hộp bả BDM10 (100g bả BDM/hộp) vào cạnh các hộp nhử có nhiều mối hoạt động hoặc cài bả BDM10 vào trong các khe rỗng, lỗ khoan nơi vào trong các lỗ khoan. Theo dõi hiệu quả diệt mối của bả bằng cách kiểm tra hoạt động của mối tại các vị trí đặt bả và các vị trí phát hiện thấy mối gây hại trước đó. Cuối cùng, tiến hành thu dọn hoàn trả mặt bằng sau khi tổ mối bị tiêu diệt.

+ Biện pháp xử lý mối chìm Odontotermes hainanensis

Xác định vị trí tổ thông qua lỗ vũ hoá, cậy lỗ vũ hoá để xác định khoan có mối đang hoạt động. Dùng panh cứng gắp những thanh bả vào trong khoang, lượng bả sử dụng trung bình khoảng 40g/tổ. Sau đó theo dõi hiệu quả diệt mối bằng cách kiểm tra hiện trạng hoạt động của mối tại các vị trí đã xử lý bả và môi trường xung quanh. Tiến hành thu dọn hoàn trả mặt bằng sau khi tổ mối bị tiêu diệt.

+ Biện pháp xử lý mối nổi Odontotermes yunnanensis

Tạo các lỗ thuốn trên phần tổ nổi, sau đó cho bả vào trong khoang tổ tương tự như xử lý mối Odontotermes hainanensis. Theo dõi hiệu quả diệt mối và thu dọn hoàn trả mặt bằng sau khi tổ mối bị tiêu diệt.

+ Biện pháp xử lý mối Crytotermes domesticus

Phát hiện và ghi lại những vị trí có dấu hiệu hoạt động của mối gỗ khô. Loại bỏ những vật dụng không cần thiết đang bị mối gỗ khô xâm hại. Pha thuốc Agenda 25EC ở nồng độ 2,5% và tiêm vào trong các hang có mối gỗ khô hoạt động cho đến khi thấy thuốc tràn ra một trong các cửa hang thông nhau. Nhồi bong hoạt phủ vải vào các vị trí vừa tiêm hay các cửa hang thông nhau rồi lại tiêm thuốc bổ sung. Vệ sinh và loại bỏ hết phân mối ở xung quanh. Sau 10 ngày tiến hành tháo dỡ bong, băng dính tại các vị trí xử lý.

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc mối

Đề tài đã xây dựng hệ thống trạm quan trắc mối tạo ra hàng rào giám sát, phát hiện sớm để ngăn ngừa mối mối gỗ ẩm và mối đất xâm nhiễm vào các cấu kiện trong công trình di tích. Ưu điểm của biện pháp này là hạn chế tối đa lượng hoá chất được đưa vào trong di tích so với các loại hàng rào phòng mối trước đây đồng thời chủ động hoàn toàn trong việc kiểm soát mối gây hại cho di tích.

- Kiểm tra định kỳ công trình bảo đảm an toàn về mối

Cán bộ kỹ thuật cùng cán bộ quản lý tiến hành kiểm tra các dấu hiệu hoạt động của mối trong các trạm quan trắc định kỳ 2 tháng/lần. Báo cáo ban quản lý khi phát hiện thấy mối trong trạm nhử để có kế hoạch xử lý kịp thời. Thay gỗ mới cho các trạm thấy gỗ bị mục ẩm để tiếp tục giám sát định kỳ.

4. Đánh giá hiệu quả mô hình, tập huấn và chuyển giao công nghệ

- Hiệu quả về kỹ thuật xử lý mối

Sau 2 tháng tiến hành xử lý mối, toàn bộ tổ mối trong khu di tích điều đã bị xử lý. Hệ thống trạm bả đặt xung quanh hạng mục chính được Viện sinh thái và bảo vệ công trình kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần và người quản lý di tích đi kiểm tra thường xuyên. Có thể thấy, các biện pháp được lựa chọn đối với đối tượng gây hại trong hai mô hình là phù hợp và đạt hiệu quả xử lý mối cao.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội

Các giải pháp xử lý mối được lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao nhất, kiểm soát được sự xâm nhiễm của mối vào công trình di tích để gây hại. Từ đó sẽ giảm được kinh phí hàng năm cho việc khắc phục hậu quả do mối phá hoại. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống giải pháp này sẽ hạn chế tối đa lượng hoá chất giải phóng vào môi trường di tích, không làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của các di tích lịch sử, giữ gìn các giá trị văn hoá vốn có trong di tích mà còn nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo tồn các di tích thông qua hướng dẫn các biện pháp kiểm soát mối cho công trình.


Thời gian
24 tháng từ T6/2014 đến T6/2016
Kinh phí
402,5 triệu đồng
Lượt xem: 72



BÀI VIẾT KHÁC
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 26/06/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0