Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ
Chủ nhiệm
Trần Thị Tăng
Cán bộ tham gia
Nguyễn Quỳnh Thư Liễu, Bùi Thị Thu Hồng, Vũ Thị thu Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Hoa,Nguyễn Thị Ái Quy
Mục tiêu

 1.  Đánh giá được thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 

2.  Xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN cho hội viên phụ nữ tỉnh Phú Thọ.

 

3. Đề xuất các nhóm giải pháp để duy trì, thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ tỉnh Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

 1. Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn

 

Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm cơ bản như nghề, đào tạo, đào tạo nghề, khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học công nghệ, ... Đề tài cũng đưa ra cơ sở pháp lý, tiến hành nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm nổi bật có hiệu quả của một số Hội LHPN tỉnh trong phạm vi cả nước trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN. Từ đó, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế bất cập như: Công tác dạy nghề vẫn chưa áp dụng được nhiều những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, trồng trọt nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Chất lượng chương trình dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, còn nặng về lý thuyết thiếu tính thực hành … Do vậy, các cấp, ngành, đơn vị cần nâng cao kỹ năng nghề cho người nông dân giúp cho năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập được tăng lên. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, người nông dân được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới và Việt Nam; tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần giải quyết việc làm, tạo “đầu ra” thông thoáng để lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có cơ hội thể hiện được tính năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần ổn định kinh tế để hội viên phụ nữ có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

 

2.   Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015

 

Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác đào tạo nghề, còn nhiều tồn tại, hạn chế như thực trạng nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được thị trường lao động, chưa đáp ứng với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ cấu đạo tạo nghề chưa phù hợp, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề còn lạc hậu, việc xã hội hóa dạy nghề còn gặp nhiều khó khăn … Từ đó, đề tài đã đưa ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và rút ra được bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 

3. Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm

 

Đề tài đã xây dựng được 02 mô hình thí điểm thực nghiệm 01 mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN trong sản xuất rau an toàn tại xã Tu Vũ (huyện Thanh Thủy) và xã Sông Lô (thành phố Việt Trì) với quy mô 02ha/ mô hình; 01 mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tại xã Vĩnh Phú (huyện Phù Ninh) với 50 con bò/mô hình.

 

Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề gắn với chuyển giao KHKT cho hội viên phụ nữ ở một số địa phương: xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy, xã Vĩnh Phú huyện Phù Ninh, xã Sông Lô thành phố Việt Trì… cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân đã được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng, vật nuôi và thu nhập đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, người nông dân còn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước đầu còn được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp.

 

4.     Đề xuất các nhóm giải pháp để duy trì, thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ KHCN tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ tỉnh Phú Thọ

 

Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp để duy trì, thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ tỉnh Phú Thọ. Các nhóm giải pháp đó là:

-   Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vê chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước đôi vơi dạy nghề và việc làm; nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho người lao động: Hội LHPN các cấp có kế hoạch tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ và người dân trong cộng đồng nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức của người lao động về vai trò của dạy nghề và việc làm nói chung và dạy nghề cho lao động nữ nói riêng.

 

-   Duy trì, thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập cho người lao động: Để hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn thực sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, sự vào cuộc của các cấp, các ngành vì đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống gia đình, các vấn đề xã hội khác.

 

-   Tăng cường sự tham gia của các Sở, ngành, các cấp Hội phụ nữ trong xây dựng, đề xuất luât phap, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về học nghề và tạo việc làm cho người lao động.

 

-   Xây dựng mới, bổ sung, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề: Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo cho lao động nữ; chú trọng áp dụng công nghệ mới cho các nghề truyền thống, thu nhập cao, ổn định, thu hút nhiều lao động nữ.

 

-  Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm: Tăng quy mô và phát triển dạy nghề, các nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo, thu hút nhiều lao động nữ tham gia học nghề.

 

-  Đầu tư phát triển hệ thống trang thiết bị học nghề, đa dạng các hoạt động của Trung tâm: Đầu tư mua sắm mới trang thiết bị dạy nghề phục vụ đào tạo nghề. Mua sắm các trang thiết bị phù hợp với nghề

 

-   Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Bố trí giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

 

-  Kiểm tra, giám sát: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dạy nghề gắn với tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho phụ nữ phù hợp với nhu cầu của xã hội.

 

 


Thời gian
6/2015 - 12/2016
Kinh phí
Lượt xem: 208



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0